ClockThứ Bảy, 11/08/2012 18:15

Lúa ở Hương Hòa bị chết cháy

TTH - Người dân xã Hương Hòa (Nam Đông) đang hết sức lo lắng trước tình trạng hàng chục ha lúa hè thu bị chết do không chủ động nguồn nước tưới.

Hàng chục ha lúa bị mất trắng

 

Ruộng lúa của gia đình bà Ngô Thanh Xuân ở thôn 11 đến thời kỳ bón phân đợt 2 nhưng do đồng ruộng khô hạn, không có nguồn nước tưới nên bị chết hoàn toàn. Nằm cạnh ruộng lúa của bà Nhàn là khoảng 5 sào của gia đình ông Nguyễn Hữu Chớ cũng lâm vào cảnh tương tự. Ông Chớ than thở: “Vụ hè thu này, cây lúa mất trắng nên gia đình tôi đang gặp khó khăn và không biết lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học”.

 

Ruộng lúa bị khô hạn nứt chân chim

 

Chúng tôi đến các đồng ruộng thôn 11 và chứng kiến có đến 17 ha lúa nhưng hầu như chưa có một hệ thống kênh mương thuỷ lợi nào. Thôn 11 là nơi có diện tích trồng lúa cao nhất trên địa bàn xã Hương Hoà bị chết. Theo ông Nguyễn Hữu Chớ, từ trước đến nay sản xuất lúa và hoa màu trên địa bàn hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Để góp phần hạn chế khô hạn, người dân tự đào một số ao hồ để lấy nước đưa vào đồng ruộng. Nhưng với những ao hồ diện tích nhỏ chỉ góp phần cung cấp cho vụ đông xuân, còn đến vụ hè thu hầu như khô nước.

 

Ruộng lúa nứt nẻ và thiếu nước

 

Toàn xã Hương Hòa có 52 ha lúa hè thu thì đã có 30 ha bị chết do khô hạn. Trên địa bàn xã còn có 62 ha sản xuất hoa màu hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND xã Hương Hoà cho biết, tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn là nỗi lo của chính quyền và người dân địa phương nhiều năm nay. Khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm là mùa khô hạn. Đây cũng là thời điểm các loại cây trồng phát triển mạnh nhưng lại thiếu nước. Người dân chủ yếu sản xuất theo phương thức quảng canh, không thể đầu tư thâm canh nên hiệu quả kinh tế thấp. Cũng do không chủ động nguồn nước nên mặc dù còn nhiều tiềm năng, địa phương không thể mở rộng diện tích trồng lúa. Lâu nay, với diện tích 52 ha lúa mới đáp ứng 30% nhu cầu lương thực trên địa bàn xã.

 

Mong mỏi

 

Toàn xã Hương Hoà có khoảng 792,94 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó, lúa 52 ha, hoa màu 62 ha, còn lại cao su, rừng kinh tế và cây có múi. Nếu được đầu tư hệ thống thuỷ lợi, trên địa bàn xã sẽ mở rộng diện tích lúa lên trên 100 ha, đáp ứng nhu cầu về lương thực khoảng 60%; có nguồn nước phục vụ sản xuất, địa phương đẩy mạnh đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, chính quyền và người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn nhưng vẫn chưa được giải quyết. Địa phương từng có ý tưởng đầu tư xây dựng một số hồ chứa nước, trạm bơm để phục vụ sản xuất, nhưng do khó khăn về kinh phí nên không thể thực hiện.

 

Ông Nguyễn Đức Thành cho biết, UBND huyện Nam Đông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh vừa tổ chức khảo sát tình hình tại địa phương nhằm có biện pháp đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn. Sau khi kiểm tra, các cơ quan, ban ngành dự định đầu tư xây dựng hệ thống đường ống để đưa nước từ suối La Oai thuộc xã Hương Giang về Hương Hoà với chiều dài khoảng 5 km. Tổng kinh phí xây dựng đập đầu mối, đường ống dẫn nước dự kiến khoảng 7 tỷ đồng. Việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi ở Hương Hoà cũng được huyện Nam Đông thống nhất đầu tư trong giai đoạn 2012-2015.

 

Theo ông Thành, các ban ngành cấp trên cần sớm đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện cho địa phương mở rộng diện tích trồng lúa lên gấp đôi nhằm góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Điều đáng quan tâm nữa là việc xây dựng xã Hương Hòa trở thành xã nông thôn mới vào năm 2013. Trong khi đó, theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là xã nông thôn mới phải có đầy đủ hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo yêu cầu sản xuất, tưới tiêu cho trên 85% diện tích lúa, rau màu.

 

Bài, ảnh: Hoàng Thế

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top