Thế giới

Luật an ninh mới của Nhật: Mỹ ủng hộ, Trung Quốc lo ngại

ClockChủ Nhật, 20/09/2015 15:05
TTH.VN - Theo Nhật báo phố Wall (Wall Street Journal), Mỹ cho biết họ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản sau khi Quốc hội nước này thông qua luật an ninh mới, mở rộng sức mạnh quân sự quốc tế của mình trong khi Trung Quốc cho rằng, dự luật này của Tokyo làm tăng mối lo ngại cho sự hòa bình và ổn định trong khu vực.

 
Người biểu tình phản đối luật an ninh mới của Nhật Bản. Ảnh: PressTV

Các nhà lập pháp Nhật Bản sáng hôm qua (19/9) đã chính thức thông qua Dự luật An ninh mới, lần đầu tiên sau 70 năm kể từ Thế chiến II, cho phép Chính phủ sử dụng quân đội trong các cuộc xung đột quốc tế, ngay cả khi Nhật Bản không phải là đối tượng bị tấn công.

Sau khi dự luật nói trên được thông qua, Lãnh đạo Uỷ ban Quân vụ và Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại của Thượng viện Mỹ nói rằng, Nhật Bản giờ đây có thể đóng một vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và toàn cầu.

Trong một tuyên bố chung, các Thượng nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều cho rằng, "các biện pháp mới vừa được Quốc hội Nhật Bản thông qua sẽ góp phần mang lại hòa bình và an ninh quốc tế, trong khi tăng cường các liên minh quan trọng giữa 2 nước chúng ta".

Trong tuyên bố, các Thượng nghị sĩ cũng cho rằng, Chính phủ Mỹ mong muốn được hợp tác với Nhật Bản "theo Hướng dẫn đã sửa đổi về hợp tác Quốc phòng Mỹ-Nhật" được công bố hồi tháng 4 vừa qua. Đó là 1 hiệp định nhằm “đại tu” thỏa thuận an ninh giữa 2 nước và mở đường cho một sự tham gia sâu rộng hơn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong việc cứu trợ thiên tai, các hoạt động gìn giữ hòa bình, phòng thủ tên lửa và các nhiệm vụ quân sự khác.

Vào thời điểm đó, các quan chức Mỹ cho biết, hiệp định mới không liên quan đến vấn đề Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng, cả hiệp định nói trên và luật an ninh mới của Nhật đều đáng nghi. Trong khi các quan chức Nhật cẩn trọng để tránh gây khiêu khích với Trung Quốc, nhưng sự cần thiết phải đẩy mạnh việc răn đe chống lại một quân đội Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh vẫn luôn nhất quán, trong bối cảnh các cuộc tranh luận về luật mới của Nhật vẫn không ngừng diễn ra.

Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ mối quan tâm trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao nước này ngày hôm qua nói rằng, việc thông qua dự luật mới đặt ra câu hỏi về việc liệu Nhật Bản có "đi chệch khỏi con đường phát triển hòa bình vốn vẫn luôn theo đuổi" kể từ sau Thế chiến II hay không.

Trong tuyên bố, Hồng Lỗi cho biết ,Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản "thực hiện nghiêm túc các vấn đề an ninh của các nước láng giềng châu Á," và "hành động một cách thận trọng trong các vấn đề quân sự và an ninh." Tuyên bố cũng nói rằng Nhật Bản nên "làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy sự hòa bình và ổn định khu vực, chứ không phải đi ngược lại điều đó".

Sau khi bỏ phiếu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người từ lâu đã thúc đẩy sự thay đổi này cho biết luật mới được thiết lập để ngăn chặn các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Tuy nhiên, theo lập luận của những người biểu tình và các chính trị gia phản đối sự thay đổi này thì các hoạt động được cho phép bởi luật mới sẽ vi phạm hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Nhật Bản, trong đó nghiêm cấm các quốc gia sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Ngày hôm qua, nhiều người biểu tình tụ tập ở gần toà nhà Quốc hội để phản đối dự luật, và sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, những người này đã kêu gọi cử tri từ chối các nhà lập pháp ủng hộ dự luật này trong các cuộc bầu cử tiếp theo.

Tố Quyên (lược dịch từ WSJ & PressTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top