ClockThứ Năm, 08/08/2019 15:16

Luật còn chồng chéo, doanh nghiệp còn gian nan

Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan NN.

Luật cần quy định cụ thể, tránh trùng lắp, chồng chéo, trong hoạt động kiểm toánKhó tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng tư duy 0.4Chồng chéo quy định pháp luật trong xử lý dự án treoLuật An ninh mạng là xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa

Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật. Vấn đề này làm nóng trong cuộc họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ diễn ra vừa qua, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thực trạng luật chồng chéo cũng đang cản trở nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường mà Chính phủ đang dày công thực hiện.

Tại cuộc họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ ngày mùng 5 tháng 8, thêm một lần nữa Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nêu bức xúc về sự chồng chéo, "cục bộ" trong các bộ luật hiện nay.

Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật... khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, ông Lộc dẫn chứng hiện có tới 20 điểm xung đột, chồng chéo về mặt pháp luật như: xung đột về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong dự án có sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất giữa Luật đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Đất đai; rồi xung đột về thời điểm cấp giấy phép quy hoạch giữa Luật xây dựng, luật đầu tư và luật nhà ở...

Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực thi mà còn là cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực. Cùng một lĩnh vực, nhưng các điều luật trong mỗi luật chuyên ngành đều đề cập với những quy định…. khác nhau nên khi cán bộ giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nào "biết điều" thì cán bộ thực thi áp dụng theo điều luật có lợi, còn doanh nghiệp "không biết điều" thì áp dụng điều luật khó hơn.

Nguy hại hơn, khi các luật mâu thuẫn dẫn tới cán bộ sẵn sàng né tránh vì sợ sai, lo an toàn cho mình mà đẩy khó về phía người dân và doanh nghiệp. Hệ quả là công việc bê trễ, doanh nghiệp bị đình trệ, chậm tiến độ và nhiều việc nhỏ nhưng vẫn phải đẩy lên cấp cao hơn, thậm chí là đẩy lên Thủ tướng giải quyết.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao nhiều luật cục bộ, chồng chéo, điều luật của luật này thậm chí mâu thuẫn với điều luật của luật khác dù quy trình làm luật rất chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều nấc? Để một bộ luật được ban hành trải qua hàng chục lần dự thảo, từ cơ quan soạn thảo là các cục, vụ trong mỗi bộ ngành, sau đó qua các lần đóng góp ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp trong ngành, tiếp đó là qua "bộ lọc" là Bộ Tư pháp kiểm tra, rồi các thành viên Chính phủ góp ý, sau đó các Ủy ban của Quốc hội có liên quan nghiên cứu thẩm tra tiếp rồi mới trình ra Quốc hội thảo luận, trước khi được thông qua.

Câu trả lời là quá trình thực hiện quy trình làm luật có vấn đề. Không ít cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp Hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia vào một dự thảo luật được tổ chức rình rang nhưng những ý kiến đóng góp tâm huyết đó được Ban soạn thảo tiếp thu chỉnh sửa ra sao vẫn là một dấu hỏi. Chủ tọa thì gật gù tiếp thu, nhưng chỉnh sửa thế nào, vì sao không thay điều này, bổ sung điều kia thì trách nhiệm giải trình lại không rõ ràng, thiếu công khai.

Đến một bộ lọc cao hơn nữa là Bộ Tư pháp, trách nhiệm của anh ở đâu khi không phát hiện các điều luật bị chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí là những điều luật mang tính cài cắm, lợi ích, dễ quản lý cho bộ ngành mà đẩy khó cho người dân, doanh nghiệp cũng không được xử lý?

Hệ thống luật pháp được ví như những con đường và các doanh nghiệp, người dân như những người lái xe lưu thông trên con đường đó. Đường có to rộng, thông thoáng, có các biển chỉ dẫn, vạch kẻ đường rõ ràng thì người điều khiển phương tiện di chuyển thuận lợi, tốc độ nhanh và an toàn, thông suốt; con đường nhỏ, không thẳng, lại nhiều giao cắt đồng mức (chồng chéo) thì gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Tương tự như vậy, luật có thông thoáng, cụ thể, minh bạch, thì doanh nghiệp, người dân dễ thực hiện và phát triển lành mạnh, cơ quan kiểm tra cũng dễ dàng, khó làm phiền, khó "bắt bẻ" doanh nghiệp.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top