ClockThứ Năm, 02/01/2020 06:30

Lực đẩy cho đệm bàng Phò Trạch

TTH - Cùng với các làng nghề truyền thống trong tỉnh, đệm bàng Phò Trạch, xã Phong Bình (Phong Điền) đang hồi sinh và phát triển.

Nhiều sản phẩm thân thiện môi trường từ làng nghề đệm bàng Phò TrạchĐầu tư 1 tỷ đồng phát triển nghề và làng nghề truyền thốngVề thăm làng nghề đan đệm bàng Phò TrạchPhong Điền: Trao bằng công nhận Làng nghề truyền thống và Nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch

Du khách tham quan cơ sở sản xuất ống hút từ cây cỏ bàng của Công ty Huế Việt

Lực đẩy

Ngày 21/12/2019, UBND huyện Phong Điền khai trương và đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch, khởi động cho nhiều hoạt động hướng về làng nghề. Xây dựng trên diện tích 3.000m2, gồm 3 phòng sản xuất và dây chuyền sản xuất, 1 nhà quảng diễn và 1 nhà trưng bày sản phẩm với tổng kinh phí trên 2,6 tỷ đồng. Trong đó, huyện Phong Điền hỗ trợ 900 triệu đồng, xã Phong Bình 1 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (Công ty Huế Việt) 700 triệu đồng.

Bà Trần Thị Cam, xã Phong Bình chia sẻ: “Lâu nay bà con trong làng tranh thủ lúc nông nhàn để đập bàng, đan đệm và các sản phẩm như túi xách và các loại hộp cung ứng cho người dân địa phương và một số cơ sở ở Huế với số lượng ít nên thu nhập không đồng đều.

Sau khi đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất, bà con tập trung về đây làm việc cho Công ty Huế Việt nên không lo đầu ra, thu nhập ổn định và tay nghề nâng lên khi DN đưa ra nhiều mẫu mã mới”.

Khách hàng tìm đến cơ sở sản xuất để đặt hàng sau khi sản phẩm đệm bàng Phò Trạch được quảng bá, giới thiệu rộng rãi

Là cơ sở đầu tiên tham gia sản xuất các sản phẩm lưu niệm, quà tặng và dân dụng từ cây cỏ bàng, chủ cơ sở cỏ bàng NX Nguyễn Viết Nam cho rằng, làng nghề được bảo tồn và phát triển là mong muốn bao đời của người dân quê. Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà được tự tay làm những sản phẩm từ nguyên liệu dân dã, đồng quê, đưa sản phẩm đi các tỉnh, thành trong cả nước là niềm tự hào, khơi dậy khả năng sáng tạo của người dân.

Ông Nam cho biết, sau 14 năm hình thành, đến nay, cơ sở có trên 300 mẫu, bao gồm túi xách, đèn, tấm lót, khung ảnh, các con vật… Năm 2019, cơ sở đạt doanh thu trên 500 triệu đồng và ký được nhiều đơn hàng lớn từ các đối tác ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam... Đặc biệt, các đơn hàng từ các khách sạn đặt túi xách, mũ, thố đựng gia vị ngày càng tăng khi nhu cầu thay thế các sản phẩm nhựa đang được nhân rộng.

Tiếp tục hỗ trợ

Đề án khôi phục và phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch đến năm 2025 và định hướng đến 2030 đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt với tổng kinh phí 3,6 tỷ đồng. Trong đó, xã Phong Bình đã quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 8ha, đồng thời tiếp tục nhân rộng để tăng lên 20ha vào năm 2030, tạo việc làm cho hơn 900 lao động.

Cùng với sự hỗ trợ của UBND huyện và các sở, ban ngành, đầu năm 2019, Công ty Huế Việt đã liên kết với bà con nông dân tập trung sản xuất các sản phẩm ống hút, túi xách, hộp đựng đồ… để cung ứng cho các khách sạn và các DN trong và ngoài nước.

Giám đốc công ty, bà Nguyễn Thị Huệ cho rằng, với đặc tính chống ẩm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đặc biệt là có thể thay thế các sản phẩm nhựa góp phần bảo vệ môi trường, hiện các sản phẩm làm từ cây cỏ bàng đang được thị trường đón nhận. Năm 2019, công ty đã tiêu thụ trên dưới 15 triệu ống hút và nhiều sản phẩm như túi xách, túi đựng sản phẩm bằng cỏ bàng…

Theo bà Huệ, hiện công ty có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, trực tiếp hướng dẫn bà con sản xuất những sản phẩm cao cấp từ cây cỏ bàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách cũng như tăng giá trị sản phẩm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là diện tích trồng cây cỏ bàng còn ít, chưa đáp ứng nguồn nguyên liệu khi khách hàng đặt số lượng lớn.

Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền Trịnh Đức Hiệp thông tin, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở, DN chủ động đơn hàng, đầu năm 2019, huyện đã quy hoạch vùng nguyên liệu, trong đó hỗ trợ UBND xã Phong Bình gần 300 triệu đồng phát triển 3ha cây đệm bàng, nâng diện tích đệm bàng toàn huyện lên 5ha.

Hiện, quỹ đất trồng đệm bàng có sẵn nên huyện Phong Điền đang nghiên cứu quy trình trồng đệm cho ra ống hút lớn hơn để tập trung sản xuất ống hút đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vận động người dân các vùng lân cận như Phong Chương, thị trấn Phong Điền nhân rộng mô hình trồng đệm bàng, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có từ 15- 20ha đệm bàng.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, để tiếp sức cho làng nghề đệm bàng, sắp tới, sở sẽ tranh thủ các nguồn vốn khuyến công hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nghề nhằm nâng cao năng suất, tiết giảm nhân công để nâng cao giá trị và sản lượng từ cây cỏ bàng, hướng đến làm giàu từ nghề đệm bàng truyền thống.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồi sinh từ thận hiến

Ca ghép thận đầu tiên năm 2001 đã đưa Bệnh viện (BV) Trung ương Huế vào bản đồ ghép tạng Việt Nam. Đến nay, đơn vị đã phẫu thuật 1.500 trường hợp, đồng nghĩa thắp lên hy vọng tái sinh cho 1.500 con người đang cận kề cửa tử.

Hồi sinh từ thận hiến
Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh

Các khu phố cổ ở vùng đất Cố đô được xem là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Trải qua thời gian, những khu phố cổ ấy được các cơ quan chức năng, tổ chức trong và ngoài nước đưa ra nhiều giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, thế nhưng việc triển khai như thế nào vẫn là một bài toán khó.

Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh
Hồi sinh cho vùng "rốn da cam" sân bay A So

Vùng “rốn da cam” là cái tên mà nhiều người đã quan ngại gọi khi nhắc tới khu vực sân bay A So, huyện A Lưới. Chỉ riêng xã Đông Sơn đã có hàng chục nạn nhân nhiễm chất độc da cam, đất đai nhiễm độc nên cây trồng, vật nuôi cũng bị ảnh hưởng. Từ khi Bộ Quốc phòng khởi công dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, người dân nơi đây vừa mừng, vừa mong ngóng A So sẽ khác hơn khi chất độc được tẩy sạch.

Hồi sinh cho vùng rốn da cam sân bay A So
Sen trắng trên đất Phong Bình

Hai tổ liên kết tổ hợp của phụ nữ xã Phong Bình (Phong Điền) có gần 30 chị tham gia. Họ trồng sen trắng và làm các mặt hàng thủ công truyền thống từ cỏ bàng, bước đầu cho thu nhập ổn định.

Sen trắng trên đất Phong Bình

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top