Thế giới

Lực lượng phản ứng của NATO coi Nga là đối thủ giả định

ClockChủ Nhật, 06/09/2015 11:56
TTH.VN - Các tài liệu mới được phái đoàn Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) công bố cho thấy lực lượng phản ứng của tổ chức này coi Nga là đối thủ giả định trong các cuộc huấn luyện thường xuyên.


Lực lượng phản ứng của NATO (Ảnh: TASS)

Theo bộ tài liệu mang tên “Nga - NATO: Sự thật và Viễn cảnh” do phái đoàn Nga tại NATO soạn thảo, lực lượng phản ứng của tổ chức này, gọi tắt là NRF, là một bộ phận trực thuộc NATO, hỗ trợ cho các lực lượng lục quân, không quân, hải quân đa quốc gia và các lực lượng đặc biệt của NATO.

NRF được huấn luyện nhằm sẵn sàng ứng phó một cách nhanh nhất với các mối đe dọa an ninh, đáp ứng ngay lập tức các lệnh triển khai của NATO tới bất cứ khu vực nào cần thiết. Trong tài liệu này, “các mối nguy hiểm về an ninh” hay “các thách thức bên ngoài” ngụ ý nói tới mối đe dọa từ phía Nga.

“Trước đây, NRF chỉ nhằm đối phó với các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên kể từ giữa năm 2014 tới nay, NRF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đối phó với mối đe dọa xâm lăng từ láng giềng phía Đông”, bản tài liệu nêu rõ.

Cụm từ “láng giềng phía Đông” không có ý nhằm vào nước nào khác ngoài Nga.

Theo tài liệu trên, kế hoạch trong năm 2016 của NATO sẽ là tăng số lượng binh sĩ tại các đơn vị của NRF lên 30.000 người. Theo NATO, điều này sẽ đảm bảo việc triển khai các nhóm NRF dọc theo biên giới với Nga cũng như tạo điều kiện cho công tác huấn luyện và phối hợp với các lực lượng quân sự của các nước đồng minh trong khu vực.

Trên thực tế, NATO đã lần lượt thiết lập hệ thống trung tâm chỉ huy tại các nước vùng Baltic, Ba Lan, Bulgaria và Romania. NATO cũng đang xem xét khả năng xây dựng các căn cứ ở các nước khác trong khu vực.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường sức mạnh đối phó với Nga, NATO đang cân nhắc thiết lập một hệ thống hậu cần tại khu vực Đông Âu, bao gồm các cơ sở vật chất cần thiết cho việc dự trữ phương tiện, đạn dược, nhiên liệu và các thiết bị khác. Các nhà hoạch định chính sách của NATO cũng chú ý đến việc cải tạo cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự, thể hiện thông qua việc chi một khoản lớn ngân sách cho các hoạt động này.

Nhật Minh (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top