ClockThứ Năm, 14/05/2015 10:11

Lương của cán bộ diện tinh giản biên chế được tính như thế nào?

TTH.VN - Hàng loạt chính sách tiền lương có hiệu lực trong tháng 5/2015 như chi điều chỉnh tăng lương, tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế.

Cụ thể, theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC, tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế là tiền lương tháng đóng BHXH, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

 Ngoài ra, mức lương cơ sở để tính chế độ được hướng dẫn như sau:

- Trước 01/05/2010: 650.000 đồng;

- Từ 01/05/2010 – 30/04/2011: 730.000 đồng;

- Từ 01/5/2011 – 30/04/2012: 830.000 đồng;

- Từ 01/05/2012 – 30/06/2013: 1.050.000 đồng;

- Từ 01/07/2013: 1.150.000 đồng.

Thông tư liên tịch 01 có hiệu lực từ ngày 30/5/2015 đến hết ngày 31/12/2021; các chế độ tại Thông tư này được tính hưởng từ ngày 10/01/2015.

Trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghịđịnh số 108/2014/NĐ-CP, bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ; công chức, viên chức) có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn phương thức chi điều chỉnh tăng lương 2015

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2015/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống.

Theo đó, phương thức chi trả kinh phí thực hiện có một số điểm đáng lưu ý sau:

- Các Bộ, cơ quan Trung ương, cấp tỉnh hướng dẫn các đơn vị và cấp ngân sách trực thuộc có nguồn kinh phí lớn hơn nhu cầu thực hiện thì chủ động chi trả tiền lương tăng thêm.

- Cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.

- Các Bộ, cơ quan Trung ương có nhu cầu kinh phí thực hiện lớn hơn nguồn thì Bộ Tài chính sẽ thẩm định (trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan) và thông báo bổ sung kinh phí.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/5/2015, các chế độ quy định tại Thông tư được thực hiện từ ngày 01/01/2015.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ ngày 01/05, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 3 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động phải nộp 01 bộ hồ sơ sau cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc;

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐTBXH quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nội dung trên được quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

Chế độ ưu đãi cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, nếu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, như:

- Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

- Trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu đóng BHXH, từ năm đóng BHXH thứ 21 trở đi mỗi năm được thêm nửa tháng lương;

Trường hợp cán bộ không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ bố trí công tác phù hợp, nếu không thể bố trí được thì sẽ được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định.

Nghị định 26 có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng từ 01/01/2015./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Return to top