Thế giới

Lượng du khách đến châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm 32% trong năm 2020

ClockThứ Hai, 27/04/2020 15:04
TTH.VN - Số liệu mới của ngành công nghiệp du lịch vừa dự báo sự sụt giảm 32% trong lượng du khách quốc tế đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay.

Du lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19Cần chiến lược vượt trội để đảm bảo sự phục hồi du lịchSingapore thành lập lực lượng đặc nhiệm phục hồi du lịchThời hoàng kim của du lịch hàng không đứng trước nguy cơ do dịch COVID-19

Sân bay Quốc tế Jeju, Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh hoạ: Yonhap/TTXVN

Trong một dự báo được điều chỉnh có tính đến cuộc khủng hoảng COVID-19 và những tác động của đại dịch đối với ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) dự báo, số lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm xuống dưới mức 500 triệu lượt khách trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm 32% trong lượng khách du lịch, so với năm trước đó.

Dự báo đưa số lượng du khách trở lại với mức được ghi nhận gần đây nhất hồi năm 2012.

Trong khi đó, tăng trưởng được dự báo ​​sẽ phục hồi vào năm 2021, trở lại mức được dự báo đến năm 2023. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng và hoàn toàn mà đại dịch COVID-19 được kiềm chế và kiểm soát.

Một kịch bản lạc quan hơn cho thấy, lượng khách du lịch vẫn giảm trong năm 2020, nhưng chỉ giảm 16% so với năm ngoái; trong khi một kịch bản bi quan dự báo mức giảm khoảng 44%.

Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đối với lượt khách du lịch quốc tế sẽ là khu vực Đông Bắc Á, nơi được dự báo sẽ mất đi 51% lượng du khách, tiếp theo là Nam Á (giảm 31%) và Đông Nam Á (giảm 22%). Khu vực Tây Á được dự báo sẽ mất gần 6% lượng khách du lịch, tiếp theo là khu vực Thái Bình Dương với tỷ lệ thu hẹp dự kiến ​​ở mức 18%, trong khi châu Mỹ đối mặt với mức giảm gần 12%.

Tính theo USD, sự suy giảm đối với lượt khách đến đồng nghĩa với tổn thất hơn 170 tỷ USD trên khắp khu vực châu Á (-36%). Đông Bắc Á được dự báo sẽ tổn thất hơn 123 tỷ USD (-48%), tiếp theo là Nam Á có mức tổn thất 13,3 tỷ USD (-33%), và Đông Nam Á ở mức 34,6 tỷ USD (-20%). Trong khi đó, khu vực châu Mỹ được dự báo sẽ mất hơn 35 tỷ USD (-13%), và con số 18 tỷ USD(-18%) ở khu vực Thái Bình Dương.

Bất chấp những dự báo ảm đạm, Giám đốc Điều hành PATA, ông Mario Hardy bày tỏ sự lạc quan cho phần còn lại của năm du lịch, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung không chỉ vào số lượng khách du lịch, mà còn vào chất lượng của các trải nghiệm và chi tiêu.

“Trong khi có sự sụt giảm rõ rệt về lượng khách đến, vẫn có một lượng khách du lịch đáng kể được dự báo sẽ ​​đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020, với gần nửa tỷ du khách vẫn sẽ tạo ra gần 600 tỷ USD, mỗi du khách vẫn sẽ yêu cầu và kỳ vọng sự chú ý và dịch vụ mà khu vực này đã trở nên nổi tiếng trong việc cung cấp”, ông Mario Hardy nói trong một tuyên bố.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Inquirer & Global Travel Media)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top