ClockThứ Sáu, 18/09/2015 10:13

Lương và bảo hiểm tăng: Doanh nghiệp sẽ phải 'lách' luật?

TTH.VN - Đồng ý phải tăng lương cho người lao động, nhưng cùng với tăng mức đóng bảo hiểm từ năm tới, không loại trừ khả năng doanh nghiệp (DN) phải “lách” luật để tồn tại.
Việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ đẩy chi phí bảo hiểm. Ảnh: Phạm Anh

Dù “chốt” vẫn băn khoăn

Phương án lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2016 đã được Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua, dự thảo nghị định mức lương tối thiểu vùng mới đã được đưa ra lấy ý kiến. Tuy nhiên, mức tăng lương 12,4% vẫn khiến các DN băn khoăn, đặc biệt khi năm tới mức thu bảo hiểm cũng thay đổi (gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Theo đó, mức thu bảo hiểm thay vì tính trên cơ sở tiền lương như hiện nay sẽ tính trên tổng thu nhập hằng tháng của người lao động (tiền lương, tăng ca…). Ngày 17/9, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục tổ chức gặp các DN và hiệp hội để lắng nghe ý kiến về mức tăng lương mới.

 Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng Cty may Hưng Yên cho biết, đồng ý tăng lương tối thiểu vùng, nhưng mức tăng 12,4% quá cao, không căn cứ trên sức khỏe DN. Hiện lương bình quân Tổng Cty may Hưng Yên đạt 6,5 triệu đồng/tháng, trong khi khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ trả bằng mức lương tối thiểu vùng (3-4 triệu đồng/tháng). Do đó, theo ông Dương, tăng lương tối thiểu vùng sẽ buộc các DN FDI phải tăng lương cho người lao động, nhưng chỉ nên tăng không quá 10%.

Trong văn bản gửi Thủ tướng và các bộ ngành liên quan, bà Virginia B. Foote, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam (VBF), cũng đồng tình chỉ nên tăng lương tối thiểu vùng ở mức 9-10%. Chủ tịch VBF lý luận, lạm phát năm 2015 của Việt Nam ở mức 2,5%, tăng lương quá cao không tương xứng với mức tăng chi phí sinh hoạt thực tế, có thể đẩy lạm phát lên.

Mức tăng 9-10% cũng là đề xuất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), do mức này phù hợp với chi phí sinh hoạt thực tế và tỷ lệ lạm phát hiện tại. Ngoài ra, hiện DN đã và đang đối mặt với việc tăng chi phí cho lao động. “Trong tầm nhìn dài hạn, chúng tôi quan ngại về năng lực cạnh tranh của chi phí lao động tại Việt Nam so với các nước trong khu vực, nếu mức lương tối thiểu vùng liên tục tăng ở mức cao qua nhiều năm, bà Mai Lan Anh, Chủ tịch Tiểu ban Nhân lực và Đào tạo của EuroCham nói.

Bảo hiểm và phí công đoàn quá cao?

Ông Nguyễn Xuân Dương tính toán, hiện chi phí tiền lương của đơn vị mình chiếm 60% tổng lợi nhuận, tiền ăn ca chiếm 4%, bảo hiểm 10%, 26% lợi nhuận còn lại phải chi phí cho khấu hao thiết bị, vận tải, xuất nhập khẩu, đầu tư, lợi nhuận… Với cách tính bảo hiểm mới từ năm 2016, ông Dương dự tính DN sẽ phải tăng chi thêm 4% (chi bảo hiểm lên 14% tổng doanh thu). “Các DN chỉ còn cách bớt xén thu nhập người lao động để trang trải chi phí. Đơn vị nào không biết tiết kiệm sẽ lỗ, dẫn tới phá sản hoặc bị DN nước ngoài thôn tính”, ông Dương nói.

Trước sức ép tăng lương và bảo hiểm, ông Dương lo ngại DN chỉ còn 2 lựa chọn: Phá sản hoặc phải tính bài trốn chi phí. Ông không loại trừ khả năng các DN sẽ phải “lách” bảo hiểm, như tăng tiền ăn ca lên mức tối đa, tăng thưởng cuối năm (những chi phí không bị tính bảo hiểm) và giảm các chi phí phải tính vào bảo hiểm (lương, tiền tăng ca…).

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, 2/3 thành viên của hội đề nghị chỉ tăng lương 6-7%, để đảm bảo cho DN tồn tại, có sức cạnh tranh, tận dụng cơ hội các hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, VITAS kiến nghị nhà nước nghiên cứu giảm tỷ lệ đóng góp các khoản bảo hiểm, phí công đoàn về mức dưới 15%. Do hiện phí bảo hiểm và công đoàn tại Việt Nam bằng 32,5% lương người lao động, trong khi chi phí này ở Malaysia chỉ 13%, Philippines 10%...

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân, đồng Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, ông đồng cảm với cộng đồng DN. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo nhu cầu sống của người lao động. Ông Huân mong các DN cắt giảm chi phí để dành nguồn tăng lương cho người lao động, vì đây là tài sản quý giá của DN. 

Theo phương án lương tối thiểu vùng năm 2016 được Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua, lương người lao động sẽ tăng thêm từ 250- 400 nghìn đồng so với năm 2015 (tăng bình quân 12,4%). Cụ thể, mức 3,5 triệu đồng/tháng với vùng I; mức 3,1 triệu đồng/tháng với vùng II; mức 2,7 triệu đồng/tháng với vùng III và mức 2,4 triệu đồng/tháng với vùng IV. 

Theo Tiền Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top