Thế giới Thế giới
Luxemburg hỗ trợ 1,13 triệu USD để duy trì chức năng sinh thái của sông Mekong
TTH.VN - Mới đây, Luxemburg đã cung cấp khoản hỗ trợ khoảng 1,13 triệu USD cho Ủy hội sông Mekong (MRC) để hỗ trợ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm duy trì các chức năng sinh thái của sông Mekong, cùng lúc tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro khí hậu, lũ lụt và hạn hán.
Luxemburg và các đối tác phát triển cùng nhau nỗ lực vì sự phát triển tốt đẹp của sông Mekong. Ảnh minh họa: Bangkok Post/Vietnam Net
Động thái về hỗ trợ này được thực hiện sau khi nhiều đối tác phát triển đã tài trợ cho MRC khi ủy ban bắt đầu triển khai Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 nhằm vượt qua nhiều mối lo ngại mà lưu vực sông Mekong đang phải đối mặt.
Giám đốc Điều hành Ủy hội sông Mekong (MRC) Anoulak Kittikhoun nhận định, lễ ký kết tại Vientiane vào ngày 20/1 vừa qua chính là thời điểm đánh dấu cột mốc rằng sự đóng góp hỗ trợ này đã được triển khai vào thời điểm rất cần thiết cho khu vực hạ lưu sông Mekong, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, nổi bật là hạn hán và lũ lụt, làm gia tăng áp lực lên hệ thống sinh thái nhạy cảm của lưu vực.
“Nếu không có sự hỗ trợ, hệ thống sinh thái của lưu vực khi bị phá hủy hơn nữa có thể kéo theo những bất lợi cho cả người dân và những nền kinh tế phụ thuộc vào sông Mekong”, Giám đốc điều hành Anoulak Kittikhoun cho hay.
Đáp lại ý kiến của lãnh đạo MRC, quan chức thuộc Đại sứ quán Luxemburg tại Lào khẳng định, cam kết của Luxemburg đối với Mekong là rất mạnh mẽ và chính phủ nước này mong muốn sẽ được chứng kiến sự phát triển thịnh vượng và đầy trách nhiệm ở khu vực sông Mekong. Trong đó, Luxemburg bày tỏ sự tin tưởng rằng bằng một cách nào đó, thỏa thuận này sẽ chung tay giúp Ủy hội sông Mekong (MRC) và các nước thành viên giải quyết những rủi ro liên quan đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu và sự thay đổi trong đặc điểm dòng chảy của lưu vực Hạ lưu sông Mekong.
Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc