ClockThứ Năm, 11/08/2016 14:25

Lý luận - Phê bình Văn học: Không có tên trong giải thưởng

Phải chăng Lý luận - Phê bình Văn học không còn giá trị với đời sống văn học nghê thuật quốc gia?

Theo danh sách chính thức công bố các công trình Khoa học & Công nghệ đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước lần thứ 5/2016,  không có một công trình nào về Lý luận - Phê bình văn học đoạt giải. Điều này không chỉ gây  ngạc nhiên và thất vọng trong giới Phê bìn h- Lý luận văn học nghệ thuật mà còn là sự hoang mang với chính những tác giả các công trình - gồm các  Giáo sư, Tiến sĩ của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Phải chăng Lý luận - Phê bình Văn học không còn giá trị với đời sống văn học nghê thuật quốc gia?  Không có giá trị giáo khoa trong các trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn? Phải chăng những công trình nghiên cứu cả một đời người từ 40- 60 năm của các Giáo sư, Tiến sĩ đều không được công nhận giá trị hiện có và lâu dài trong dòng chảy Văn học Việt Nam đương đại?

Phải chăng Lý luận - Phê bình Văn học không còn giá trị với đời sống văn học nghê thuật quốc gia?

Một sự hụt hẫng bất ngờ, khi cả 12 Giáo sư, Phó Giáo sư- Tiến sĩ của Viện Hàn lậm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ, với hàng chục công trình nghiên cứu cả đời về các vấn đề liên quan đến Lý luận- Phê bình văn học Việt Nam và thế giới, đều không có tên trong danh sách đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Trong khi các công trình của họ đã vượt qua 3 cấp xét duyệt: Cơ sở, chuyên ngành, Viện với số phiếu cao từ 90- 100%.

Điều gì đang xảy ra với ngành Lý luận - phê bình văn học?

Tại sao Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 5 lại loại ra khỏi giải những công trình này? Có phải vì các thành viên chuyên ngành Khoa học xã hội chỉ có 4/23 người chiếm thiểu số, và các thành viên kia thuộc về các chuyên ngành khoa học kỹ thuật đã không thể hiểu hết giá trị các công trình không thuộc chuyên ngành mình am hiểu?

Điểm lại một số công trình trong danh sách bị loại ra khỏi Giải thưởng Nhà nước, có nhiều công trình có giá trị lâu bền đối với ngành Khoa học xã hội nói chung, với ngành Lý luận - Phê bình văn học nói riêng. Không chỉ giá trị nghiên cứu lý thuyết mà còn có giá trị thực tiễn, được xử dụng như sách giáo khoa, tài liệu chính thống ở các trường Đại học, phục vụ công tác học tập, giảng dạy và làm luận văn các cấp, mà còn có giá trị như một tư liệu quý giá- di sản cho những sáng tạo - sáng tác các tác phẩm văn học Việt Nam đỉnh cao trong tương lai. Ví dự như:

Cụm công trình của GS-TS Đinh Xuân Dũng, “Văn học và Văn hóa: Tiếp nhận và suy nghĩ”, đề tài “hiếm” đặc biệt với đối tượng nghiên cứu là Quân đội, rất có giá trị trong việc định hướng, phát triển văn hóa - văn học trong quân đội phù hợp thời kỳ mới, góp phần xây dựng lực lượng quân đội toàn diện về mọi mặt, phục vụ nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ hòa bình, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trong nhiều biến động tình hình thế giới và khu vực.

Cụm công trình “Lý luận phê bình và đời sống văn chương” của Phó GS- TS Nguyễn Ngọc Thiện cũng là những công trình có giá trị không chỉ về Lý luận- Phê bình văn chương Việt Nam, đưa ra những quan điểm mới trong dòng chảy văn chương Việt, mà còn có giá trị khi đưa những vần đề lý luận vào thực tế đời sống văn chương Việt, góp phần cho việc định hướng những xu hước sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt Nam thời kỳ mới.

Cụm công trình về “Văn học Việt Nam hiện đại”, đặc biệt về “Nhà văn Nguyễn Công Hoan” của Phó GS-TS Lê Thị Đức Hạnh, mấy chục năm cho đến hiện tại, kể từ khi công trình hoàn thành và được phổ biến, là những tài liệu giảng dạy sinh viên, tham khảo làm luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ trong Khoa Ngữ Văn các trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, các trường Cao đẳng, cả ở các trường Sân khấu- Điện ảnh trong cả nước. Cụm công trình này còn có giá trị như những khám phá mới mẻ về nhiều tác gia của thời kỳ văn học Việt Nam 1930-1945 mà cho đến hiện tại vẫn là những phát hiện độc đáo, đặc biệt.

Hay cụm công trình “Tinh hoa văn học Nga - Khám phá và thưởng thức” của GS Nguyễn Hải Hà là những nghiên cứu khá sâu sắc về văn học Nga, dòng văn học có ảnh hưởng lớn với đời sống văn học Việt Nam khoảng nửa thế kỷ nay…

Nếu như có một Hội đồng riêng?

Khoa học Xã hội & Nhân văn, đặc biệt ngành Lý luận - Phê bình văn học, Ngôn ngữ là một ngành đặc thù phức tạp, thuộc về  bộ môn khoa học mang tính Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống, không thể giống như các ngành Khoa học kỹ thuật khác. Nên để một Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước mà trong đó các thành viên của các ngành Khoa học kỹ thuật chiếm đại đa số, thì khó tránh khỏi việc bỏ sót những công trình có giá trị của ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Việc lọai ra khỏi giải 12 cụm công trình thuộc về Lý luận- Phê bình văn học, Ngôn ngữ của các GS - Phó GS - TS của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ… có thể nói là một điều đáng tiếc và có phần thiếu sót của Hội đồng cấp Nhà nước, có nghĩa là đã phủ nhận hoàn toàn kết quả của 3 cấp chuyên ngành xét duyệt trước đó.

Chưa kể, sự việc loại bỏ ra khỏi giải những công trình này có thể gây những ảnh hưởng xấu trong công tác chuyên ngành Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, mà mấy năm nay Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng và Nhà nước luôn quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả, để làm cơ sở định hướng cho sự phát triển văn học nghệ thuật thời lỳ mới, để có những tác phẩm đỉnh cao…

Thiết nghĩ, nên chăng lập một Hội đồng chuyên ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn xét “phúc khảo” lại các cụm công trình bị loại ra khỏi giải của lần thứ 5 này, đặc biệt ưu tiên các cụm công trình đạt số phiếu cao ở cấp xét duyệt cơ sở vòng 3 chuyên ngành?

Và từ sự việc này, ở những lần Giải thưởng sắp tới, có nên lập một Hội đồng chuyên ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn riêng để có sự xét duyệt chính xác, không bỏ lọt công trình có giá trị để tôn vinh?

Danh sách các tác giả và công trình bị loại khỏi giải.

1. GS Lê Phong Sừ (Phong Lê): Cụm công trình: Văn học hiện đại Việt Nam. (Giải thưởng Hồ Chí Minh).

2. GS- TS Đinh Xuân Dũng: Cụm công trình: Văn học và Văn hóa: tiếp nhận và suy nghĩ.

3. GS- TS Lê Văn Lân (Mã Giang Lân): Cụm công trình: -Thơ- Hình thành và tiếp nhận.Văn học hiện đại VN:Vấn đề và Tác giả; Những cấu trúc của Thơ.

4. PGS Vũ Đức Phúc: Cụm công trình:Những vấn đề tư tưởng và lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

5. PGS- TS Nguyễn Ngọc Thiện: Cụm công trình: Lý luận phê bình và đời sống văn chương.

6. PGS- TS Lê Thị Đức Hạnh: Cụm công trình: Văn học Việt Nam hiện đại và Nguyễn Công Hoan.

7. GS-TS Trần Ngọc Vương: Cụm công trình: - văn học VN dòng riêng giữa nguồn chung, Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam.

8. PGS- TS Lê Đình Cúc: Cụm công trình:  Văn hóa và văn học Mỹ.

9. GS Nguyễn Hải Hà: Cụm công trình: Tinh hoa văn học Nga- Khám phá và thưởng thức.

10. PGS- TS Lê Nguyên Cẩn: Cụm công trình: Balzac (văn học Pháp).

11. PGS- TS Lê Huy Tiêu: Cụm công trình:  Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa; Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc.

12. PGS- TS Nguyễn Thị Thanh Vân (Vân Thanh): Cụm công trình: Văn học thiếu nhi Việt Nam

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

'Luồng gió mới' để văn học thiếu nhi phát triển

Một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bị bỏ trống và chưa đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi. Cuộc vận động sáng tác cho văn học thiếu nhi như một “luồng gió mới” khiến cho văn học thiếu nhi đang dần thức tỉnh.

Luồng gió mới để văn học thiếu nhi phát triển

TIN MỚI

Return to top