ClockThứ Năm, 04/06/2020 10:26

Ly trà sữa của thầy

TTH - Sau một ngày đi học mệt mỏi ở trường, tôi lại phải tiếp tục chiến đấu “tăng 2” cho môn vật lý, bởi đó là một trong các môn quan trọng trong kỳ thi đại học sắp tới của tôi.

Những người truyền lửaNhững người thầy dạy học sinh giỏiNgười thầy năng nổChung thủy với thơ tuổi học trò

Vẫn như thường ngày, vừa tan học là đã thấy ba đứng sẵn trước cổng trường, đưa vội cho tôi khi thì ổ mì, lúc cái bánh bao, bảo tôi ăn để có sức mà học tiếp. Con đường Lê Lợi trải dài từ trường đến cầu Phú Xuân bắc ngang qua sông Hương thơ mộng dẫn tôi đến chỗ học nằm sâu trong Kinh thành Huế. Suốt quãng đường đó, ba và tôi thường trò chuyện với nhau. Câu cửa miệng của ba là “Hôm ni trên trường học có gì vui không con?”. Biết là ba quan tâm việc học, nhưng do vừa trải qua 5 tiết học căng thẳng, lại chuẩn bị học tiếp nữa, mệt nên tôi thường chỉ ậm ự vài tiếng cho qua chuyện. Đến đường Lê Thánh Tôn, tôi xuống xe và chào ba để chuẩn bị vào học.

Khác với mọi hôm, vừa vào lớp thì thấy không khí rất nhộn nhịp, các bạn ai cũng bàn tán rộn rả chuyện hôm nay sẽ được thầy chiêu đãi trà sữa. Do là học viên mới nên tôi chưa biết ở lớp học này thầy có giao ước cứ hàng tháng nếu các bạn học hành chăm chỉ, đi học đầy đủ, bài kiểm tra được điểm tốt thì vào cuối tháng mỗi bạn sẽ nhận được một ly trà sữa xứng đáng với “công sức” mà các bạn bỏ ra. Biết được “giao ước” ấy, tôi cũng cảm thấy vui lây. Tôi nghĩ, tuy chỉ là một hình thức khích lệ nhỏ, nhưng thầy của tôi đã biết cách gắn kết tình cảm thầy trò, giữa học sinh mới và học sinh cũ, tạo ra sợi dây liên kết mọi người với nhau để cùng phấn đấu trên con đường học tập. Có phần thưởng, dù có thể giá trị không lớn, nhưng bao giờ tâm lý học hành của học sinh cũng sẽ rất háo hức với mong ước đạt được phần thưởng đó. Vậy nên có thể nói thầy là một người rất hiểu tâm lý học sinh, việc làm của thầy đã mang lại ý nghĩa rất lớn khích lệ chúng tôi cố gắng hết sức mình.

Trở lại không khí của lớp học ngày hôm ấy, khi bước vào phòng nghe các bạn nói được thầy thưởng trà sữa, trong lòng tôi rất vui, vì tôi nghĩ như thế là mình đã học hành chăm chỉ, kết quả học tập tốt, góp phần vào “chiến thắng” chung của lớp để giành lấy phần quà trong tháng của thầy. Buổi học bắt đầu như bao ngày khác, nhưng lần này thì hào hứng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều…

Còn 15 phút cuối, thầy bảo cả lớp hãy nhìn về phía sau. Ô!!! Hai dãy bàn cuối đã được thầy xếp đầy các ly trà sữa từ bao giờ. Các bạn hò reo và kéo thầy xuống bục để cùng chụp một bức ảnh kỷ niệm. Mặt ai cũng vui, riêng thầy đứng từ xa nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy trìu mến, hy vọng. Có lẽ thầy đang mong những đứa học trò của mình sau này sẽ trở thành những công dân thành đạt, có ích cho đất nước, để gia đình tự hào, và để thầy cũng nở mày nở mặt vì từng là thầy của lũ nhóc chúng tôi…

Ly trà sữa hôm ấy có lẽ là ly trà sữa ngon nhất mà tôi từng uống. Tự nghĩ là sẽ cố gắng để giành thật nhiều ly trà sữa hơn nữa, để tương lai của chúng tôi cũng sẽ ngọt ngào “như ly trà sữa”, không phụ lòng mong mỏi của thầy, của ba mẹ.

Viên Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Học trò “săn” giải quốc tế

Dù mới học tiểu học nhưng nhiều cô, cậu học trò nhí đã làm quen với việc tranh tài ở các sân chơi toán quốc tế, trong đó có nhiều em đoạt huy chương vàng (HCV).

Học trò “săn” giải quốc tế
Mơ về bữa ăn bán trú

Cách đây 1 năm, Trưởng phòng Giáo dục A Lưới Hồ Văn Khởi hào hứng cho biết về đề án xây dựng bếp ăn bán trú ở Trường tiểu học Kim Đồng. Mong muốn, quyết tâm là có, song đến nay, ngoài bậc mầm non, toàn huyện A Lưới vẫn chưa có cơ sở nào tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Mơ về bữa ăn bán trú
Vai trò chủ động của người thầy

Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với cấp trung học phổ thông (THPT). Sau một năm thực hiện, thầy cô giáo và các em học sinh dần thích nghi với việc tổ chức dạy và học.

Vai trò chủ động của người thầy
Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang

Xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, yêu thương, hơn 20 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hoàng Kim Sơn miệt mài đem yêu thương đến cho biết bao cảnh đời cơ cực. Bước chân thầy Sơn đã đến nhiều làng, nhiều bản để giúp đỡ, sẻ chia… đã trở nên gần gũi, xúc động đối với học sinh và bà con nghèo.

Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang

TIN MỚI

Return to top