ClockThứ Ba, 21/01/2020 12:15

Mai Điền Hòa được giá, người dân có cái tết ấm

TTH.VN - Trước tết Canh Tý-2020, người dân xã Điền Hòa (Phong Điền) đã bán được nhiều cây mai cảnh với giá từ 20 đến hơn 100 triệu đồng. Phấn khởi là điều mà chúng tôi cảm nhận từ nhiều hộ trồng mai cảnh, bởi, họ sẽ đón một cái tết Canh Tý đầm ấm hơn…

Bên cành mai xuânHào hứng với công viên hoàng mai nở rộ“Sốt” hoa mai vàng Thế ChíLàng mai đón tếtLàng mai có thể mai mộtNhững loài hoa Mai không thuộc họ Mai vàng - Ochnaceae

Cây mai 30 năm tuổi của ông Đặng Văn Hùng được người mua trả giá 400 triệu đồng

Nghề có giá trị kinh tế

Nghề trồng mai cảnh xã Điền Hòa hình thành từ khi người làng này vào làm quan trong triều đình đem giống mai vàng xứ Huế về làng trồng và sau này phát triển thành làng mai. Hiện nay, nhà nhà ở xã Điền Hòa đều trồng mai cảnh. Nhà ít cũng có vài cây, nhiều thì gần 200 cây. Người trồng mai lấy hạt từ những cây có hoa đẹp trong nhà để nhân giống. Trồng mai không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, mà còn lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Mai đẹp, có giá trị cao là cây mai có thân uốn mềm mại, nhánh ra đầy đủ. Để có được điều này, người trồng mai phải bỏ công chăm sóc hàng chục năm.

Ông Đặng Văn Hùng (SN 1957, trú tại thôn 1, xã Điền Hòa) đã 30 năm gắn bó với nghề trồng mai cảnh. Hiện nay, trong vườn ông có 180 cây mai cảnh. Trong đó, có cây đã có tuổi đời 30 năm. Theo ông Hùng, chăm sóc mai, ngoài bón phân, tưới nước, người trồng mai phải phun thuốc trừ sâu bệnh cho mai và những ký sinh trùng bám trên cây để cây phát triển tốt. Tùy theo sở thích, cảm nhận từng người mà uốn lượn thân, cành, nhánh mai theo thế mà mình ưa thích. Riêng vườn mai nhà mình đều được ông uốn theo thế long phụng.

Trước Tết Canh Tý, ông Hùng bán được 3 cây mai cảnh với giá 180 triệu đồng. Trong đó, có cây mai cảnh 15 năm tuổi đời, ông bán với giá 110 triệu đồng. Còn lại, cây mai đẹp, có tuổi đời 30 năm có người trả ông 400 triệu đồng, nhưng ông không bán, bởi với ông, cây mai này đã gắn bó với ông từ khi mới vào nghề.

Không chỉ ông Hùng, trước Tết Canh Tý, nhiều hộ dân ở xã Điền Hòa cũng bán được mai với giá cao. Điển hình như: ông Đặng Bôn (thôn 2) bán cây mai trị giá 100 triệu đồng, ông Đặng Văn Trai, Phan Ngọc Bình (thôn 1) và ông Nguyễn Đăng Côi (thôn 2) bán cây mai trị giá 95 triệu đồng, ông Nguyễn Đăng Lý (thôn 1) bán cây mai trị giá 70 triệu đồng...

Hướng đến phát triển làng nghề

Theo những người trồng mai, chơi mai cần có phong cách đặc trưng riêng. Người chơi mai phải có mắt nhìn, bàn tay khéo léo để tạo ra dáng, thế một cây mai đẹp. Thế mai đẹp cần phải lộ tứ diện. Để có một chậu mai cảnh như ý, người chơi phải chăm chút từng li từng tí. Phần thân mai phải uốn cho cân xứng, chậu mai cũng phải hợp với cây mai. Mai nhỏ thì dùng chậu bình thường, những cây thuộc hàng “lão mai” thì phải dùng những chậu lớn mới thích hợp. Người trồng mai khi đưa mai vào chậu phải làm sao cho bộ rễ hiện lên trên đất.

Đầu năm 2019, từ khi được công nhận làng nghề trồng mai cảnh, xã Điền Hòa được du khách nhiều nơi biết đến hơn với nghề trồng mai cảnh. Hiện nay, toàn xã có 300 hộ của 11 thôn trồng mai. Trong đó, mai có độ tuổi từ 15 năm trở lên có khoảng 1.500 cây. Nghề trồng mai cảnh là nét đặc trưng rất riêng ở Điền Hòa. Nhiều cây mai cảnh đã theo lái buôn, người chơi hoa đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Đến nay, xã Điền Hòa đã thành lập Câu lạc mai cảnh gồm 20 thành viên với mục đích trao đổi kinh nghiệm, cách chăm sóc, cách tạo dáng cho mai. Để giúp người dân phát triển làng nghề, huyện Phong Điền đã hỗ trợ 300 triệu đồng cho 15 hộ nghèo, cận nghèo xã Điền Hòa trồng mai, nhằm thoát nghèo bền vững.

Ông Đặng Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa cho biết, ngoài khuyến khích người dân trồng mai, hiện nay, xã đã trích ngân sách 200 triệu đồng trồng mới 50 cây mai trên tuyến đường Hương thôn (liên xã) với chiều dài 300m; đồng thời trồng mới 10 cây mai trước cổng làng Thế Chí Tây, tạo cảnh quan cho làng nghề. Từ đây, du khách khi vào xã Điền Hòa sẽ nhận biết được ngay làng nghề mai cảnh.

“Thời gian tới, xã đã có kế hoạch san lấp mặt bằng 1,5ha đất thuộc thôn 1, 3 và 8; đồng thời lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp, thoát nước và xây dựng tường rào khuôn viên cho 100 hộ dân tham gia trồng mai với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng, trong đó, huyện hỗ trợ 1 tỷ đồng, xã 1 tỷ đồng và Nhân dân đóng góp 1 tỷ đồng để phát triển nghề trồng mai, hướng đến phát triển làng nghề mai cảnh Điền Hòa mang đặc trưng của tỉnh”, ông Quang khẳng định.

Thống kê của UBND xã Điền Hòa, trước Tết Canh Tý 2020, toàn xã đã bán được khoảng 100 cây mai cảnh với tổng giá trị thu được gần 3 tỷ đồng. Trong đó, cây thấp nhất có giá 20 triệu đồng, cao nhất 130 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ cây mai, người dân xã Điền Hòa sẽ đón Tết Canh Tý đầm ấm hơn.

Bài, ảnh: Hải Huế

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu
Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và các lễ hội

Thông tin từ Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh chiều 2/1 cho biết, theo kế hoạch, sẽ tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra công tác ATTP trên địa bàn tỉnh. Thời gian triển khai sẽ diễn ra đến hết ngày 20/3/2024.

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và các lễ hội
Sản phẩm cho du lịch làng nghề?

Nhiều làng nghề đã bước qua ranh giới “tự cung tự cấp”, tiến đến thương mại hóa thành công sản phẩm. Điều đặc biệt hơn, những làng nghề nổi tiếng của Thừa Thiên Huế còn có thể phát triển về du lịch.

Sản phẩm cho du lịch làng nghề
“Giữ lửa” làng nghề đệm bàng Phò Trạch

Nghề đan lát đệm bàng đã gắn liền với bà con Phò Trạch, đi vào tên tuổi của làng - Phò Trạch đệm. Dẫu cái vẻ nhộn nhịp, vui tươi thời xưa nơi làng nghề dần mai một, nhưng những người bà, người mẹ nơi đây vẫn từng ngày nhẫn nại giữ nếp nhà, nếp làng.

“Giữ lửa” làng nghề đệm bàng Phò Trạch
Return to top