Malaysia sắp đặt tên cho 535 đảo ở biển Đông
TTH.VN - Chính quyền Malaysia dự định đặt tên và cấp giấy chứng nhận cho các đảo không có người sinh sống cũng như các rạn san hô và thực thể khác theo quyền tài phán nước này, theo Straits Times hôm 23/8.
Bộ điều tra và lập bản đồ Malaysia cùng Trung tâm thống kê thủy văn học cho hay nước này có 879 đảo, tuy nhiên có 535 đảo đá chưa có tên.
Malaysia sẽ đặt tên và cấp giấy chứng nhận cho 535 hòn đảo này để tạo cơ sở cho Malaysia tuyên bố chủ quyền và quản lý các nguồn tài nguyên kinh tế ở đó.
Malaysia còn muốn đặt các đường biên bằng đá hoặc đánh dấu biên giới để thiết lập chủ quyền.
Các quy định toàn diện về vấn đề này được nêu trong “Hướng dẫn về lập kế hoạch và phát triển các đảo và công viên trên biển” được Nội các và Hội đồng quốc gia về chính quyền địa phương Malaysia thông qua.

Chính quyền Malaysia dự định đặt tên cho các đảo không có người sinh sống trên biển Đông (Nguồn: Straits Times)
Động thái này diễn ra trong bối cảnh một số nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại Trung Quốc ngang ngược tăng cường yêu sách chủ quyền với phần lớn Biển Đông.
Cho đến hiện tại, các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc chưa lên tiếng về tuyên bố của Malaysia. Trung Quốc thời gian qua có hành động cải tạo các thực thể biển Đông thành đảo nhân tạo một cách nhanh chóng và trái phép, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Động thái bất chấp luật quốc tế và sự chỉ trích từ dư luận quốc tế của Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia lo ngại về chủ quyền và tự do hàng hải tại khu vực.
Theo Dân trí
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp (08/02)
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế (07/02)
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ (07/02)
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3 (07/02)
- Hàn Quốc: Ulsan City News ra mắt phiên bản báo điện tử tiếng Việt (07/02)
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người (06/02)
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (06/02)
-
Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm