Thế giới

Malaysia xúc tiến đề nghị tòa án Liên Hợp Quốc xét xử vụ MH17

ClockThứ Sáu, 03/07/2015 07:32
TTH.VN - Ngày hôm qua (2/7), Malaysia tuyên bố với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đang có kế hoạch trình một dự thảo nghị quyết sớm về việc lập một tòa án của LHQ để xét xử những người chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 của Malaysia bị rơi khi bay qua Ukraine vào năm 2014.

Tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH17, trong đó phần lớn là Hà Lan, đều đã thiệt mạng khi chiếc máy bay bị bắn rơi vào ngày 17/7 năm ngoái.

Đại sứ Malaysia Ramlan bin Ibrahim cho biết, dự thảo nghị quyết và điều lệ của tòa án hình sự quốc tế đã đề xuất sẽ được chuyển tới 15 nước thành viên vào tuần tới, và một cuộc bỏ phiếu có thể sẽ diễn ra trong tháng 7 này.

Một cần cẩu vận chuyển một mảnh của máy bay MH17 trong đống đổ nát tại khu vực xảy ra tai nạn gần làng Hrabove, Donetsk, phía đông Ukraine - Ảnh: Reuters.

Nga tỏ ý phản đối ý tưởng này khi Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennadiy Gatilov nói rằng, đề nghị này là "không kịp thời và phản tác dụng."

Sau khi thảm kịch xảy ra, các nghi ngờ ngay lập tức hướng về các lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine và cho rằng các lực lượng này có thể đã sử dụng tên lửa đất đối không được Nga cung cấp để bắn hạ máy bay.

Được thúc đẩy bởi một làn sóng phản đối toàn cầu, Hội đồng Bảo an LHQ năm ngoái đã thông qua một nghị quyết yêu cầu các thủ phạm phải được đưa ra trước pháp luật. Hiện Malaysia đang làm việc với Australia, Bỉ, Hà Lan và Ukraine - tất cả các nước thành viên của đội điều tra hình sự thảm kịch MH17 của Malaysia Airlines, về việc thành lập tòa án quốc tế.

Đại sứ Malaysia nói với Hội đồng rằng, một tòa án LHQ sẽ "mang lại tính hợp pháp ở mức cao nhất cho các cơ chế xét xử và truy cứu trong vụ MH17 để đảm bảo rằng, các thủ phạm sẽ được đưa ra công lý."

Theo các nhà ngoại giao, Nga đã không lên tiếng phản đối sau khi Malaysia đệ trình dự thảo trong các cuộc họp hội đồng. "Cảm giác của chúng tôi là tất cả các thành viên hội đồng, trong đó có Nga đã rất mở lòng để tiếp tục xem xét vấn đề này," nhà ngoại giao Malaysia Johan Ariff Abdul Razak cho biết.

Việc giải quyết sẽ được soạn thảo theo chương 7 của Điều lệ Liên Hợp Quốc, có nghĩa là những nỗ lực để truy tố của tòa án có thể được thực thi bằng biện pháp trừng phạt.

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top