Thế giới Thế giới
Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa qua đã lên án sự ngăn cách giữa nước giàu và nước nghèo trong việc tiếp cận vaccine COVID-19 và nhận định rằng hơn một chục quốc gia vẫn chưa được bảo vệ.
- » Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau”
- » Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- » Tiếp cận vaccine không bình đẳng là mối đe dọa đối với cả thế giới
- » Các nước châu Á tìm nguồn cung vaccine sau khi COVAX bị ảnh hưởng
- » COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
Tỷ lệ số người được tiêm chủng vaccine COVID-19 giữa các nước giàu và nghèo chênh lệnh khá lớn. Ảnh minh họa: AP/KEYSTONE/Báo Tuổi trẻ
Cụ thể, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ trích việc các nước giàu mua quá nhiều vaccine, chính động thái này đã thổi bùng sự khan hiếm vaccine có sẵn cho các quốc gia nghèo hơn. Mục tiêu của ông là đến ngày thứ 100 của năm 2020, tiến trình tiêm chủng sẽ được thực hiện ở mọi quốc gia đã bị bỏ qua.
“Vẫn còn một sự mất cân bằng đáng kinh ngạc trong việc phân phối vaccine trên toàn cầu”, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một buổi họp báo.
Trong số 220 vùng lãnh thổ, 194 vùng đã triển khai chương trình tiêm phòng vaccine COVID-19. Trong 26 vùng còn lại, 7 vùng đã nhận được vaccine và chuẩn bị tiêm phòng, 5 vùng khác sẽ nhận được đợt vaccine đầu tiên trong vài ngày tới và trong 14 vùng, một số chưa yêu cầu vaccine thông qua COVAX, một số chưa sẵn sàng và một số khác dự định sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng trong những tuần, tháng tới.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay: “Tin đáng khuyến khích là hầu hết các quốc gia muốn bắt đầu tiêm chủng đều đã bắt đầu tiêm chủng. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh từ “bắt đầu”. Hầu hết các quốc gia không có bất kỳ nước nào gần đủ vaccine để tiêm cho tất cả nhân viên y tế, hoặc tất cả các nhóm có nguy cơ”.
Theo số liệu của AFP, hơn 732 triệu liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng tại ít nhất 195 vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng 49% là ở các nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,1% được phân phối và tiêm chủng ở 29 quốc gia có thu nhập thấp - khu vực được biết đến là nơi sinh sống của 9% dân số thế giới.
Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã làm phép so sánh rằng tại các nước có thu nhập cao, cứ 4 quốc gia sẽ có 1 nước triển khai tiêm chủng. Tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với các quốc gia có thu nhập thấp, nơi chưa đến 1/500 nước làm được điều này.
Cơ chế COVAX do WHO đồng lãnh đạo nhằm đảm bảo các nước nghèo có thể tiếp cận với vaccine miễn phí đã dự kiến phân phối 100 triệu liều vaccine đầu tiên trên toàn thế giới vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 38 triệu liều được phân phối cho 105 vùng lãnh thổ. Người đứng đầu WHO hy vọng mục tiêu này sẽ được bắt kịp vào tháng 4 và tháng 5.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”