ClockThứ Bảy, 27/04/2019 12:08

Mất điểm

TTH - Anh bạn đồng nghiệp kể, anh vừa đến một hiệu sách trong thành phố mua một cuốn sách hay mà anh đang chờ đợi, vừa được phát hành.

“Sáng - xanh - sạch, không rác thải”

Mua xong sách, đến quầy thanh toán, nhân viên nhà sách đưa cho anh cái túi ni lông để đựng. Anh từ chối, vì từ lâu, anh đã có thói quen không sử dụng túi ni lông mỗi khi mua hàng.

Thế nhưng, nhân viên nhà sách nhất định không nhận lại cái túi và giải thích: Đây là quy định của nhà sách. Khách khi vào mua hàng  phải đựng trong túi ni lông để nhân viên “niêm phong” cùng phiếu thanh toán  trước khi ra khỏi nhà sách. “Ra khỏi nhà sách, anh vứt bỏ cái túi đi cũng không sao”, cô nhân viên thuyết phục.

Anh bạn đồng nghiệp của tôi bất đắc dĩ phải đem cuốn sách về nhà cùng cái túi ni lông và nỗi lòng nặng trĩu. “Ai cũng hiểu rõ là việc sử dụng túi ni lông rất có hại cho môi trường. Thế nhưng ngay ở nhà sách-một địa chỉ văn hóa-người ta lại buộc khách phải sử dựng túi ni lông dù họ đã từ chối là một nghịch lý”, anh bạn đồng nghiệp giải bày.

Tình huống trên diễn ra trong bối cảnh, tỉnh đang phát động phong trào ‘‘nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần”. Theo đó, phong trào đặt ra nhiều mục tiêu như tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về tác hại của túi ni lông. Xây dựng các tiêu chí để tôn vinh các đơn vị đạt danh hiệu “Thân thiện với môi trường”...

Chắc chắn, khi một cơ sở kinh doanh nào đó, chú tâm đầu tư cho chất lượng sản phẩm, với phương châm  thân thiện với môi trường, trong đó có việc “nói không với túi ni lông”, sẽ tạo được lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng.

Có thể việc sử dụng túi vải, túi giấy sẽ làm cho chi phí đầu tư vào sản phẩm cao hơn so với dùng túi ni lông, nhưng đó là sự đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển. Khi ý thức người tiêu dùng được nâng cao, việc buộc khách hàng phải dùng túi ni lông như ở nhà sách nọ sẽ nhận điểm trừ về phương diện hình ảnh trong cảm nhận của khách hàng.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP: Tập trung 'làm mới', phát triển sản phẩm du lịch

Các địa phương đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành "công nghiệp không khói", góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Thực hiện Nghị quyết số 01 NQ-CP Tập trung làm mới , phát triển sản phẩm du lịch
Khám phá di sản Huế bằng xe đạp thông minh

Ngày 4/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức khai trương tuyến du lịch xanh, thân thiện môi trường tại khu vực lăng vua Gia Long (xã Hương Thọ, TP. Huế).

Khám phá di sản Huế bằng xe đạp thông minh
Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế

Đưa một chữ thiện vào triết lý kinh doanh, Tập đoàn TH đã phát triển TH True Milk trở thành thương hiệu sữa có giá trị dinh dưỡng cao, đáng tin cậy, được người Việt yêu mến. Huế có nền văn hóa Phật giáo tồn tại lâu đời, khi văn hóa đó thấm sâu vào sản phẩm đặc trưng của Huế thì hòa trong đó không chỉ đẹp, ngon, tinh tế mà còn mang có sự lợi lạc về cuộc sống cho khách hàng, khách du lịch.

Đưa một ý “thiện” vào văn hóa kinh doanh tại Huế
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp
Return to top