Mất khả năng hài hước - dấu hiệu bệnh mất trí nhớ
TTH.VN - Những người sắp bị bệnh mất trí nhớ thường bắt đầu giảm khả năng kiềm chế, óc hài hước hoặc thể hiện sự hài hước trái với hoàn cảnh thực tế.
Ảnh minh họa: Health
Theo Health, bán cầu não ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của con người. Những người có biểu hiện của bệnh mất trí nhớ có thể bị giảm khả năng kiềm chế và trở nên bốc đồng hơn khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Các chuyên gia về trí nhớ ở Anh nhận định khi khả năng hài hước của một người ngày càng thay đổi có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Việc nghiên cứu về thời điểm và lý do tại sao khả năng hài hước thay đổi báo hiệu chứng mất trí nhớ là rất cần thiết.
Mới đây có một nghiên cứu sâu về vấn đề này do Tiến sĩ Camilla Clark và cộng sự đến từ Trường Đại học College London tiến hành trên 48 bệnh nhân bị chứng mất trí nhớ được đăng trên Tạp chí Alzheimer. Các nhà khoa học đã đưa ra bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của bạn bè và gia đình bệnh nhân bị mất trí nhớ về mức độ yêu thích của các bệnh nhân đó đối với các loại phim hài khác nhau như Mr Bean, Yes hay Monty Python. Hầu hết những người được hỏi đã nhận thấy sự thay đổi khả năng hài hước của bệnh nhân trong 9 năm trước khi họ được chẩn đoán bị chứng mất trí nhớ.
Tiến sĩ Clark nói: "Những thay đổi của khả năng hài hước được đánh dấu trong bảng câu hỏi hoàn toàn bất thường so với khiếu hài hước thông thường và thậm chí là lố bịch. Chẳng hạn như, một người đàn ông cười sặc sụa khi vợ ông ta bị phỏng nặng…"
Một người tên là Lee Pearce, đến từ vùng Sheffield, không tham gia vào cuộc nghiên cứu, thuật lại việc anh đã phát hiện bệnh của mẹ mình như thế nào. Lần đầu tiên anh nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của mẹ mình vào 4 năm trước khi bà được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ ở tuổi 55. Lee kể: "Mẹ vẫn luôn yêu thương và chăm sóc cả gia đình nhưng dần dần lại trở nên lãnh đạm và vô cảm. Hành vi của bà ngày càng bất thường, do đó chúng tôi bắt đầu nghi ngờ mẹ mắc bệnh mất trí nhớ. Mẹ quên cả ngày sinh nhật của con cái và cười đùa khi ai đó bị tai nạn, đau ốm hay bị sa thải”.
Tiến sĩ Simon Ridley đến từ Viện nghiên cứu Alzheimer khuyên bất cứ ai quan tâm đến những thay đổi bất thường trong hành vi của mình nên nhờ các bác sĩ tư vấn, kể cả khi thay đổi về khả năng hài hước.
Mai Loan (Theo VnExpress)
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động (27/05)
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế (27/05)
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam (27/05)
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật (26/05)
- Lạm dụng bia - rượu ở thanh thiếu niên: Do đâu & cách phòng ngừa (26/05)
- 20 tỉnh không có F0 mới (25/05)
- Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm (23/05)
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện” (23/05)
-
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Bộ Y tế trình 2 phương án ứng phó với COVID-19 giai đoạn 2022-2023
- Có phụ huynh đưa con đến trạm y tế rồi quay về
- Lấy ý kiến về việc điều chỉnh khai báo y tế tại cửa khẩu
- Không được lạm dụng dịch vụ trong điều trị hậu COVID-19
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn tiêm chủng
- Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu
- Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh
- Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm
- 250 đoàn viên công đoàn tham gia ngày hội “Hiến máu tình nguyện”
- Lạm dụng bia - rượu ở thanh thiếu niên: Do đâu & cách phòng ngừa
- Hóa giải nỗi đau bệnh tật
- 20 tỉnh không có F0 mới
- Sốt xuất huyết hoành hành tại các tỉnh phía nam
- Bàn giao xe cứu thương cho Trung tâm y tế TP. Huế
- Tư vấn, chăm sóc sức khoẻ hậu COVID-19 cho viên chức, người lao động