ClockThứ Ba, 20/12/2016 13:32

Máy báo lũ tự động của học sinh cấp 2

TTH - Máy báo lũ tự động là công trình nghiên cứu đầu tay của Hoàng Xuân Bảo, Phạm Quốc Đạt và Lê Thị Thu Hương, những cô cậu bé sinh ra tại “vùng trũng” Quảng Điền và đang là học sinh Trường THCS Đặng Dung.

Mỗi năm mấy mùa lũ tràn sân trường, đường đi học… Ở tuổi thiếu niên, các em sớm nhận ra hậu quả đáng tiếc của việc không chủ động với lũ trong đời sống . Phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nhà trường được phát động đã khuyến khích ý tưởng “học đi đôi với hành”, đem kiến thức áp dụng vào đời sống. Các em đã đi khảo sát và tìm hiểu mực nước, các cấp độ báo động lũ tại trạm thủy văn, hồ chứa đầu nguồn và ý tưởng về máy báo lũ tự động hình thành.

Có ý tưởng, các em mạnh dạn trình bày và được nhà trường động viên, ủng hộ về kinh phí, cử giáo viên hướng dẫn. Từ ý tưởng đến sản phẩm dự thi là hành trình thầy và trò tìm tòi nghiên cứu, vận dụng lý thuyết vào thực tế... khó nhọc nhưng không kém phần hào hứng. Học sinh khi tham gia nghiên cứu khoa học, khó nhất là thời gian. Các em phải tự sắp xếp thời gian để vừa theo đuổi đam mê vừa học tốt. Ở xa thành phố, thiết bị không có sẵn, một số kiến thức về điện chưa học tới… là rào cản. Các em phải đi “điền dã” để thấy sự cần thiết của sản phẩm, phải tự tạo hoặc nhờ thầy giáo tìm giúp các phụ kiện để thực hiện… Sau gần một năm mày mò, sáng tạo, sản phẩm được đánh giá cao tại cuộc thi cấp huyện và tham gia cấp tỉnh.

Máy báo lũ tự động vận hành theo nguyên lý khi mực nước ở các sông dâng lên, phao nổi được cố định trong khung định vị dâng lên theo. Khung định vị lắp ba công tắc tương ứng với ba mức độ báo động. Phao nổi trang bị một nam châm vĩnh cửu để hút và đóng các công tắc từ ở mỗi mức tương ứng… Ở hệ thống loa, có trang bị một hệ thống thu phát tín hiệu tần số FM để phát ra tín hiệu tần số radio.

Đây là mô hình hoàn toàn mới ở nước ta, vốn đầu tư cho sản phẩm là không lớn. Nếu được áp dụng vào các trạm trực báo lũ trung tâm của huyện, sản phẩm có chức năng tạo hệ thống thu nhận tần số để báo về mỗi trạm địa phương các xã, thị trấn. Mỗi mức độ báo động được thiết kế kết nối với bộ phận âm thanh, gồm còi hú và âm thanh cảnh báo tương ứng. Ưu điểm của mô hình là hệ thống có thể duy trì khi mất điện nhờ nguồn điện dự trữ thông qua công tắc từ được lắp song song với nguồn điện chính. Các em còn cho biết, nếu có điều kiện và thời gian, nhóm sẽ phát triển mô hình hoàn chỉnh hơn để có thể đưa những thông tin đó lên internet thông qua một website báo lũ trực tuyến. Khi ấy, tín hiệu thu được sẽ mã hóa và đưa ra thông số hiển thị liên tục để có thể thông báo cho người dân biết trên nhiều kênh, giúp chủ động hơn trong phòng, tránh lũ lụt.

Với tính sáng tạo và ứng dụng cao trong thực tiễn sau khi giành giải nhì cấp tỉnh, đề tài này được đề nghị dự thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2017.

Phước Châu 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội cho hàng nghìn người bệnh máu ác tính được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc

Đề tài “Cụm công trình nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh máu” của 13 tác giả tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã được vinh danh giải nhất trong lĩnh vực Y Dược Nhân tài Đất Việt 2016 bởi ý nghĩa lớn lao, cứu nhiều người bệnh ngỡ không còn cơ hội sống.

Cơ hội cho hàng nghìn người bệnh máu ác tính được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc
Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ giúp bé thành công trong học tập sau này

Một công trình nghiên cứu kết hợp từ tám nghiên cứu khác nhau về giáo dục trẻ em cho thấy rằng giáo dục ở bậc mẫu giáo sẽ giúp các bé thành công hơn trong học tập sau này khi các giáo viên mang đến cho trẻ một chương trình học với những phương pháp giảng dạy, hướng dẫn “có chất lượng cao”.

Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ giúp bé thành công trong học tập sau này

TIN MỚI

Return to top