ClockThứ Tư, 30/09/2015 10:21

Mẹo hay và sống dở

TTH - Trong bài viết “Người tiêu dùng chưa thể thông minh”  ở chuyên mục này trên số báo 6466 ra ngày 23/9, chúng tôi đã đề cập đến những bất cập của người tiêu dùng trước “ma trận” của thị trường thực phẩm hàng ngày, những loay hoay khó tự mình giải quyết và tình trạng buộc phải chấp nhận cái biết và cái chưa biết; chấp nhận ranh giới mong manh giữa cái có và không cho những bữa ăn hàng ngày…

Mới đây, đọc “Chất cấm trong chăn nuôi” trên VNexpress, thú thật là tôi đã ngồi lặng đi một lúc trước điều ngày càng trở nên hiển nhiên hơn khi người chăn nuôi chỉ quan tâm đến việc bác sĩ thú y bày mẹo hay gì cho họ. Mẹo hay ở đây không phải là những tham vấn về kỹ thuật, quy trình chăn nuôi, các phương pháp phòng bệnh cho gia súc, gia cầm… mà đơn thuần chỉ là làm thế nào để chúng lớn cực nhanh, dáng đẹp, mướt mắt và tất nhiên, làm thế nào có thể giảm tiêu tốn lượng thức ăn hàng ngày, tiết kiệm chi phí tối đa… Những điều này đang hiện hữu trong chăn nuôi và trong heo thịt thương phẩm bán trên thị trường dưới tên gọi salbutamol và clenbuterol. Đây là hai chất tạo nạc đã được cấm sử dụng trên diện rộng, không chỉ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tin từ bài viết này cũng cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua, kiểm tra của Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mẫu heo tồn dư salbutamol và clenbuterol tăng từ 14% lên 22%. Lưu ý, trong năm 2014, cũng trên địa bàn này, tỷ lệ tồn dư salbutamol chỉ vào khoảng 7% (12/156 mẫu cho kết quả dương tính). Ngộ độc cấp tính; rối loạn chức năng tim và phổi; huyết áp tăng, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và thậm chí có thể tử vong…là tác hại mà các chất tạo nạc này mang lại cho người sử dụng thông qua thịt thương phẩm mà bản thân người mua không thể tự mình kiểm chứng.

Bất chấp sức khỏe của cộng đồng, chỉ biết kiếm lợi về phần mình là những việc làm bất nhân. Nói một cách khác đi thì mẹo hay này là một minh chứng cho một cách sống dở. Đáng buồn là nó có vẻ như ngày càng khó kiểm soát hơn.

Mặc dù chưa đến mức cần phải báo động như một số địa phương khác, nhưng nguy cơ từ chất tạo nạc này lại đến với người tiêu dùng ở Thừa Thiên Huế từ 50% lượng thịt nhập về và được bán ở các chợ Huế. Dù chưa có sự bùng phát hay những điểm nóng, song đây cũng là điều cần được cảnh báo đến người tiêu dùng. Vấn đề là càng mua ở nơi có thể truy xuất được nguồn gốc thì sự an toàn càng cao, nhất là khi cơ quan chuyên môn về vấn đề này chưa thể “phủ sóng” hết được do thiếu về nhân lực, về máy móc, phương tiện để phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra một cách thường xuyên.

Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

TIN MỚI

Return to top