ClockThứ Ba, 13/09/2016 14:06

Mì cay 7 cấp độ: Có nên thử thách chính mình?

TTH - Tuy cay xè lưỡi, tiềm ẩn những nguy hại không ngờ cho sức khỏe, nhưng trào lưu mì cay 7 cấp độ trở thành một “cơn sốt” của giới trẻ thời gian gần đây tại TP.Huế.

Ăn theo phong trào

Mì cay là một trong những cụm từ mà giới trẻ ở Huế đề cập đến nhiều nhất hiện nay, sau hàng loạt món ăn vặt nổi lên như trà sữa, khoai tây lốc xoáy, bánh cá, xoài lắc...

Món ăn thu hút khá nhiều bạn trẻ

Để thỏa mãn sự tò mò, tôi  cùng một vài người bạn thưởng thức món mì cay đang “hot” này tại một quán nổi tiếng nằm trên đường Trường Chinh (TP. Huế). Quán đầu tư hoành tráng gồm nhiều tầng và được trang bị máy lạnh, không gian đa dạng với nhiều loại bàn ghế khác nhau từ bàn thấp kiểu Nhật cho đến các loại bàn thông thường. Một bát mì ở đây được bán với giá từ khoảng 30.000-40.000 nghìn đồng. Mức giá khá hợp lý nên quán luôn trong tình trạng “cháy bàn”, nhiều khi thực khách còn phải đợi để được sắp chỗ. Với những người lần đầu tiên thưởng thức thì việc ăn hết một bát mì là cả một thử thách, mì được nêm nếm khá cay và tạo cho người ăn cảm giác nóng ruột. Ngay cả tôi cũng đã “đầu hàng” ngay ở cấp độ 2.

“Nghe mọi người nói món mì cay hấp dẫn lắm nên em tranh thủ cùng bạn bè tới ăn thử. Ăn để trải nghiệm vị cay xè phồng rộp lưỡi, chảy mồ hôi mà nhiều người bàn tán”, bạn Lê Như Quỳnh, một thực khách ở thành phố Huế, cho biết.

Theo quan sát tại nhiều quán mì cay vừa mới khai trương nằm trên các tuyến đường lớn như Bà Triệu, Trường Chinh, Lê Hồng Phong…, bất chấp thời tiết nóng bức, món mì cay 7 cấp độ vẫn đang hút khách, nhất là giới trẻ.Đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Nhiều người trong số họ ăn theo phong trào, không ít người sẵn sàng đợi đến hơn 30 phút để được thưởng thức.Một số quán thậm chí còn trao thưởng đến 1 triệu đồng cho người nào ăn được hết tô mì ở cấp 7. Với những người ghiền ăn cay thì đây được xem là món ăn khoái khẩu. Còn những người không ăn được ớt lại muốn thử cảm giác “mạnh” cay xè đầu lưỡi là thế nào.

Không nên ăn quá cay

Mì cay không chỉ chinh phục những thực khách yêu chuộng vị cay mà còn thu hút nhiều bạn trẻ muốn thử thách bản thân, muốn trải nghiệm cảm giác cay đến “vã mồ hôi”. Nhiều bạn còn muốn cùng bạn bè thi thố xem ai có thể đạt được cấp độ cao hơn. Đó chính là lý do mà bất chấp thời tiết vô cùng nóng bức, nhiều bạn vẫn không bỏ lỡ cơ hội một lần thưởng thức món ăn mới này, cố gắng chinh phục cấp độ cao nhất mà không hề biết nguy cơ rình rập xung quanh việc ăn cay quá mức.

Sản phẩm mì cay 7 cấp độ

Theo một trang web tư vấn sức khỏe, việc thử thách ăn mì cay cấp độ cao của giới trẻ dường như đang là sự đầu độc sức khỏe của bản thân một cách từ từ. Ăn mì cay quá nhiều hoặc ở những cấp độ cao, lưỡi sẽ bị bỏng, thậm chí có thể gây lở miệng. Bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi ăn cay quá mức chính là dạ dày. Việc ăn quá cay dẫn đến những hậu quả thường gặp như ợ chua, đau, nóng rát dạ dày, thậm chí bị nôn ói. Ớt cay cũng có thể khiến cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng bộc phát ở những người có tiền sử bệnh này.

Ngoài ra, khi ăn quá cay, rất dễ bị sặc, dẫn đến ngưng thở do quá cay, có thể dẫn đến tử vong. Suy cho cùng, mặc dù phụ thuộc vào khả năng ăn cay của từng người, nhưng việc chinh phục mì cay ở cấp độ cao như vậy vẫn được cho là không nên. Để tránh tổn hại đến sức khỏe chúng ta nên “tự liệu sức mình” để thử nghiệm các cấp độ phù hợp với bản thân.

Mì cay 7 cấp độ được lấy cảm hứng từ món mì cay hải sản Jjamppong của Hàn Quốc, có 7 cấp độ cay khác nhau, cấp độ cay tăng dần từ 1 đến 7, du nhập vào Việt Nam gần nửa năm trở lại đây.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thử thách làm tuyên truyền viên dân số”

Chính thức khởi động trên TikTok từ ngày 27/7/2021, cuộc thi “Thử thách làm tuyên truyền viên dân số” dưới dạng hashtag challenge #SongChuDong thể hiện nỗ lực của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và TikTok, nhằm hỗ trợ các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt các bạn trẻ tìm hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân trong thời kỳ dịch COVID-19.

“Thử thách làm tuyên truyền viên dân số”
ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM CÁN BỘ CHỦ CHỐT:
Rèn luyện và thử thách từ thực tiễn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị quan trọng của tỉnh và các địa phương. Đây là bước kiện toàn nhân sự của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Rèn luyện và thử thách từ thực tiễn
Giới trẻ thử thách cùng “30 days challenge”

Trong thời đại mạng xã hội ngày càng phát triển, các bạn trẻ có cho mình một sân chơi để thể hiện bản thân. Từ đó, những thử thách thú vị mang tên “30 days challenge” (thử thách 30 ngày) đã được các bạn truyền tay nhau thực hiện.

Giới trẻ thử thách cùng “30 days challenge”
Người Huế với “thử thách dọn rác”

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh vừa phát đi thông báo cuộc thi “Thừa Thiên Huế - hành động để thay đổi”, kêu gọi mọi người cùng nhau dọn rác, làm sạch môi trường và gửi hình ảnh dự thi từ ngày 14/3.

Người Huế với “thử thách dọn rác”
Return to top