ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:32

Mía “tiến vua”

TTH - Có thể tên gọi “mía cơm rượu” là do ngày xưa, khi vận chuyển mía từ Thanh Hóa về kinh thành Huế phải mất một thời gian nhất định, trong khi giống mía này có độ ngọt cao, dễ chuyển hóa một tỉ lệ thành rượu nên khi ăn mía có mùi thơm như cơm rượu nếp cẩm hương.

Loại mía có tên là “mía cơm rượu” mà dân gian thường gọi thực chất là giống mía ngày xưa dùng để “tiến Vua”, có nguồn gốc từ cây mía xứ Kim Tân (thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa).

Mía "tiến vua" có lòng tím pha nâu nhạt, ngọt thanh

Tương truyền khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh có nghỉ lại xứ Kim Tân. Tại đây vua được thưởng thức giống mía ngon, lạ và quý nên rất thích. Sau khi đại phá quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung đã có chiếu dụ tổ chức hội mía tại Phố Cát (Thanh Hóa).

Đến thời nhà Nguyễn, năm nào cũng cử người và xe ngựa ra bứng, chở từng bụi mía Kim Tân vào kinh thành Huế dâng vua. Ngọn và gốc mía được đưa ra ngoài dân gian và được nhân giống trên mảnh đất xứ Huế cho đến ngày nay.

Mía cơm rượu có “họ hàng” với giống mía tím với thân mía cao to, đốt thưa, mắt nhỏ, vỏ màu đỏ pha tím sẫm. Tuy nhiên ruột giống cây mía tím có màu trắng sữa, còn ruột mía cơm rượu có màu đỏ pha nâu nhạt.

Giống mía này tuy ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không dễ trồng và năng suất không cao so với các giống mía khác. Giá bán thường cao gấp nhiều lần so với các giống mía thông thường.

Các lão nông vùng Quảng Điền cho hay, mía cơm rượu khi trồng ở Huế, thường thích hợp với các vùng đất bãi bồi cao, thoát nước trên lưu vực các con sông. Lưu vực phù sa sông Bồ đã làm nên một “thủ phủ” của giống mía quý hiếm này tại xã Quảng Phú.

Vào dịp từ tháng 10, 11, 12 (âm lịch) hàng năm là mùa thu hoạch mía. Thời điểm này mía cơm rượu được bày bán hầu khắp các chợ xứ Huế. Đấy là giống mía chỉ dùng để “ăn vặt” chứ không ép lấy nước uống.

Thương lái đến gặp các chủ vườn mía và mua sỉ tại đây; sau đó sẽ dùng xe tải chở đi bán khắp nơi. Do đặc tính cao về chất lượng, lại bắt măt về hình thức nên giống “mía tiến vua” xứ Huế được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bài, ảnh: Ngọc Hoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top