ClockThứ Ba, 03/12/2019 09:59

Microsoft thành 'ông lớn' về công nghệ bảo mật

Hãng nghiên cứu nổi tiếng Gartner xếp Microsoft vào vị trí công ty dẫn đầu về nền tảng bảo mật điểm cuối (Endpoint Protection).

Microsoft tích hợp Gmail, Google Drive và Google Calendar vào Outlook.comMicrosoft sắp 'khai tử' Cortana trên smartphoneMicrosoft công bố logo trình duyệt mới khác xa với logo cũ

Xếp hạng của Gartner gây ngạc nhiên với vị trí dẫn đầu công nghệ bảo mật điểm cuối thuộc về Microsoft.

Thay vì các hãng danh tiếng như Kaspersky, Symantec, báo cáo mới nhất về xu hướng thị trường bảo mật Magic Quadrant của Gartners gây bất ngờ khi xếp Microsoft vào vị trí dẫn đầu trong nền tảng bảo mật điểm cuối (Endpoint Protection) - giải pháp bảo mật cao cấp nhất hiện nay. Đây được coi là thành quả sau hai năm Microsoft bắt đầu chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các nền tảng bảo mật với ngân sách hàng tỷ USD mỗi năm.

Endpoint Protection Platform (EPP) là giải pháp được triển khai trên các thiết bị điểm cuối nhằm ngăn chặn các tập tin nhiễm malware, các đoạn script độc hại và những nguy cơ đe dọa đến bộ nhớ thiết bị. Đây là công nghệ được triển khai để phát hiện và ngăn chặn hành vi độc hại đến từ cả các ứng dụng đáng tin và không đáng tin (do người dùng chọn hoặc hệ thống tự chọn trước đó).

So với các phần mềm chống virus truyền thống, các nền tảng bảo mật Endpoint Protection không chỉ dựa vào các mô hình mã độc đã biết hay các hành vi đáng ngờ thông thường. Hệ thống khi đó sẽ thu thập các sự kiện xảy ra trên thiết bị cuối và xử lý, phân tích tập trung nhằm phát hiện và nhận diện sớm các nguy cơ đang diễn ra, cũng như khả năng ngăn chặn chúng.

Nền tảng bảo mật của Microsoft dựa trên trí tuệ nhân tạo, máy học và phát hiện hành vi, như Windows Defender áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) vào hoạt động bảo mật. Đây là phần mềm diệt virus đi kèm hệ thống được đánh giá cao hơn hẳn so với các hệ thống bị coi gần như không có hệ hiệu quả từ Windows 7 trở về trước.

Windows Defender đã hỗ trợ "máy học" giúp phát hiện sớm các nguy cơ về bảo mật.

Windows Defender bản mới đã hỗ trợ Machine Learning Model cho phép tự động học hỏi hành vi người dùng và từ đó phát hiện các hành vi bất thường - có thể là mối đe dọa bảo mật - để cảnh báo cho người dùng. Theo Rob Lefferts, Phó chủ tịch Microsoft, hãng muốn bảo mật ở cả cấp độ phần cứng lẫn hệ điều hành. Công ty đang hợp tác với một số nhà sản xuất máy tính để tăng độ tương thích của Windows Defender với từng loại thiết bị để gia tăng khả năng bảo mật.

Hiện Microsoft đang cung cấp các giải pháp bảo mật chủ yếu trên điện toán đám mây (cloud), nhưng vẫn hỗ trợ bảo mật thiết bị đầu cuối cục bộ khi cần.

Hãng phần mềm Mỹ cho biết đang phải đương đầu với 50.000 lượt tấn công có chủ đích mỗi giờ và 340 triệu cuộc tấn công kiểu phishing email. Việc nâng cấp đầu tư hàng tỷ USD cho công nghệ bảo mật điểm cuối, hệ thống Windows Defender cũng giúp Microsoft đảm bảo an toàn cho các dịch vụ đám mây hiện có, bao gồm: Azure, Modern Workplace và Dynamics 365.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top