ClockThứ Năm, 29/05/2014 05:24

Minh Khiêm và tác phẩm đúc rút 40 năm

TTH - Không phải ngẫu nhiên mà Minh Khiêm lại có tên trong danh sách chọn lọc 37 nghệ nhân, nghệ sĩ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp chứng nhận “Đã có nhiều đóng góp trong giữ gìn và phát huy Ca Huế, góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế”. Được tôn vinh lần đầu tiên trong chương trình nghệ thuật đặc sắc “Âm sắc Hương Bình” tại Festival Huế lần thứ 8 năm 2014.

Với Minh Khiêm, ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên từ lâu đã bén duyên và trở thành chất men say, nguồn cảm hứng thấm đẫm vui buồn trong dặm đường dài mà anh đã trải, để từ đó những làn điệu mang âm sắc bài bản Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên ra đời và vang lên trên làn sóng của Đài Phát thanh Giải phóng, Phát thanh Bình Trị Thiên trước đây, và đài Phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế bây giờ. Cái tên Minh Khiêm, với tư cách là tác giả sáng tác lời ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên đã quen thuộc với khán giả đài và bạn xem truyền hình ở Bình Trị Thiên. Cùng với lớp đàn anh đi trước còn sót lại đến nay như Kỳ Châu, Đăng Ninh, Kim Vàng, Võ Quê… Minh Khiêm bằng niềm đam mê nghệ thuật và trách nhiệm công dân của mình đã có những đóng góp không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Có thể đọc được điều ấy qua cuốn “Huế một bài thơ” chọn lọc từ hàng trăm sáng tác của anh về Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, xuất bản năm 1997, và cuốn “Sáng tác lời ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” mới đây.

Ấn phẩm “Sáng tác lời ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” là tập hợp các bài giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm sáng tác của các bài bản, làn điệu Ca Huế và dân ca ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; khoảng 30 bài bản, làn điệu ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên được anh đề cập qua những sáng tác của mình.

“Sáng tác lời Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” là tâm huyết được đúc rút từ kinh nghiệm sáng tác gần 40 năm qua của Minh Khiêm, như là lời trao đổi bình dị, chân tình, chuẩn mực của anh đối với những người sáng tác ở cơ sở, và những ai quan tâm đến Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Nét nổi bật của ấn phẩm này là cách viết lời và cung cấp các tiết mục mới cho Ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên, góp phần phục vụ khách du lịch, đưa vào trường học, câu lạc bộ, phát trên sóng phát thanh, truyền hình, liên hoan, hội diễn… đó là sự xuất hiện đúng lúc, mang ý nghĩa thiết thực.

Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế đã có “con mắt xanh” khi phối hợp chặt chẽ với tác giả để cho ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Sáng tác lời ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” đúng vào dịp Liên hoan Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên được tổ chức lần đầu tiên tại Huế, và kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đó là việc làm cần thiết không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài với việc bảo tồn và phát huy giá trị của Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, đáng quý và trân trọng với tác giả và đơn vị đã đầu tư xuất bản.

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (bút danh) Minh Khiêm: “Sẽ sớm hoàn chỉnh hai bản thảo khác về ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên”
 
Từ tập sách này, mong muốn lớn nhất của tôi là góp phần nhỏ bé để giúp ích cho những người yêu thích làn điệu Ca Huế và dân ca hiểu biết sâu hơn về những giá trị, nét đẹp của Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Làm cho họ không ngừng muốn tìm hiểu, dẫn đến yêu, thích và có thể sáng tác về Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Tập sách còn là công trình nhỏ, đóng góp vào sự gìn giữ, bảo tồn, phát huy, quảng bá Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên đến với các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.
 
Sắp tới, tôi sẽ sớm hoàn chỉnh hai tập bản thảo có liên quan đến Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Thứ nhất là tập khảo cứu và tiểu luận với đầu đề “Cảm nhận Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên”; tập thứ hai là “Lời mới về Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên”, với cái nhìn sâu hơn, lắng đọng hơn, gần gũi hơn, nâng cao hơn giá trị, vị thế về Ca Huế và Dân ca Bình Trị Thiên.
 
Anh Phong (ghi)

 

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top