ClockThứ Năm, 30/07/2015 15:44

Mo cau

TTH - Thấy cái ảnh thằng bé mặt mũi lem nhem, mặc quần xà lỏn ngồi trên chiếc mo cau được cả đám bạn cũng đánh trần kéo đi trên con đường đất bụi cuộn mù cứ ngỡ là mình đang có mặt trong đó. Cái trò kéo mo cau là một trò chân chất nhất của trẻ quê. Nó không cần sự khéo tay, sự dũng cảm mà đó chỉ là trò vui nhộn. Cứ có mo cau là rủ nhau cùng chơi, chơi đến khi mệt thì nghỉ. Ai cũng được một lần ngồi trên mo cau để được bạn kéo đi và ai cũng phải góp tay vào để kéo bạn.

Ở những làng quê xứ Huế, vườn nhà thường được bao bọc bởi những lũy tre xanh, những hàng chè tàu và điểm xuyết là mấy hàng cau. Cây cau vươn thẳng, đứng một mình và xếp thành hàng ngang, hàng dọc trong vườn. Cái thú ăn cau trầu của ông bà ngày xưa, rồi quả cau trong mâm cúng, mâm kỵ bên bình rượu trắng là lý do để hầu như vườn nhà nào cũng trồng cau. Cửa sổ nhà mình sát với hàng cau nhà ông hàng xóm. Những đêm hè, nằm trên giường thỉnh thoảng nghe tiếng “độp”, biết là cau đã rụng mo. Sáng mai ra đón nhận một làn hương thơm ngan ngát qua cửa sổ của những bông cau vừa mới trổ. Những chiếc mo cau có thật nhiều công dụng. Mo dùng để gói cơm, dùng để làm quạt và những chiếc nào không được chọn thì thành những chiếc xe kéo lê dọc ngõ xóm trong tiếng reo của mấy đứa trẻ con…

Câu chuyện “mo cơm, quả cà” của xứ Nghệ kể về những năm gian khó của đất nước. Thời ấy, những đứa học trò nghèo đi học đường xa bới theo mo cơm trắng, quả cà pháo hay một ít muối vừng, khô cá để ăn trưa. Quê tôi không có chuyện “mo cơm, quả cà” nhưng món cơm mo cau là một “đặc sản quê nhà”, để ai được một lần thưởng thức cứ rưng rức nhớ. Chiếc mo cau được mạ lượm sau hè vô rồi cắt xén vuông vức, phơi qua một nắng sau đó nhúng nước giếng trong. Cơm vừa chín là mạ cho vào mo rồi gói thật chặt tay và buộc vuông vức bằng dây chuối khô. Cơm mo cau được ba bới theo những buổi làm đồng ruộng xa, hay những buổi mẹ vắng nhà theo buổi chợ, cơm mo cau dành để phần trưa cho cả nhà. Mở cơm mo cau ra thơm phức mùi gạo, mùi của hoa cau có thể cầm từng lát mà ăn chẳng phải thêm màu mè gì mà cũng thấy ngon.
Mùa hè, khi làng tôi chưa có khái niệm về điện thì chiếc quạt là vật bất ly thân của mỗi người. Quạt thì nhiều loại: quạt giấy, quạt tre, quạt lát, quạt dừa và nhiều nhất vẫn là quạt mo. Quạt mo dễ làm lại bền nhất. Hình ảnh những ôn những mệ ngồi trước hiên nhà, ngồi dưới bụi tre đầu làng phe phẩy chiếc quạt mo có lẽ là một trong những hình ảnh gần gũi nhất của nông thôn nước Việt.
Chuyện kể, bà mẹ chồng ở quê lên phố ở với con, những buổi sớm tinh mơ cứ lụi cụi nhặt mo cau ở vườn nhà hàng xóm về cắt làm quạt. Chị con dâu không thích việc làm của mẹ chồng, cứ cằn nhằn: “Mệ làm như rứa chi cho tốn công, bữa ni ai mà cần dùng đến mấy cái quạt mo đó nữa…”. Bà chỉ cười. Một buổi tối cúp điện, trời nóng vã mồ hôi, bà ôm bó quạt mo đi phát cho cả dãy phố. Những chiếc quạt mo bỗng trở nên hữu dụng trong cái nóng bức ngột ngạt giữa lòng phố thị.
Phi Tân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Return to top