Thế giới

Mở cửa lại nền kinh tế là trọng tâm của ASEAN

ClockThứ Bảy, 06/06/2020 16:22
TTH - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang lây lan ở các điểm nóng trên thế giới, nhiều quốc gia ở khắp mọi nơi, bao gồm cả Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nới lỏng những biện pháp phong toả để khởi động nền kinh tế của họ.

Các nước ASEAN 'rón rén' mở cửa kinh tế trở lại

 ASEAN đang nới lỏng các biện pháp phong toả để khởi động lại nền kinh tế. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhìn lại

Nhìn lại các biện pháp của chính phủ trên khắp ASEAN khi đại dịch COVID-19 tấn công, các mức độ phong toả khác nhau đã được áp dụng, cùng những yêu cầu hạn chế tại chỗ và đóng cửa biên giới...

Cụ thể, Malaysia ban hành lệnh kiểm soát di chuyển. Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp. Nghị định của Indonesia áp dụng các giới hạn xã hội quy mô lớn. Philippines ban hành đạo luật trao quyền cho Tổng thống thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ủy ban Trung ương Quốc gia Myanmar về Phòng chống, Kiểm soát và Điều trị COVID-19 đã thực hiện các hạn chế trên toàn quốc. Chính phủ Lào thành lập Ủy ban Đặc biệt Quốc gia về Phòng chống và Kiểm soát COVID-19 để phối hợp thực hiện phản ứng của quốc gia này. Việt Nam thực hiện chiến dịch cách ly sâu rộng và xét nghiệm di động, kết hợp với biện pháp giãn cách xã hội.

Nhìn về phía trước

Thận trọng nhưng gần như cùng lúc, các chính phủ ASEAN đang dần nới lỏng các hạn chế, với mục đích giúp người dân và doanh nghiệp của họ thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Sản xuất và những ngành kinh doanh khác, vốn đã tạo thành xương sống của nhiều nền kinh tế trong khu vực, đã được “bật đèn xanh” trước các hoạt động kinh doanh, xã hội và văn hóa ít quan trọng hơn.

Trong đó, Malaysia cho phép hầu hết các lĩnh vực và hoạt động kinh tế trở lại hoạt động, đồng thời tiến hành theo dõi khoảng cách an toàn. Ngành bán lẻ Thái Lan chứng kiến các cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm cộng đồng mở cửa trở lại vào tháng 5/2020. Công dân Lào có thể rời khỏi nhà và đi lại trong các tỉnh. Chính quyền Yangon (Myanmar) dỡ bỏ các lệnh yêu cầu ở nhà và cho phép nối lại giao thông. Trong khi đó, tổ chức tư vấn về rủi ro toàn cầu Control Risks nhận định, Việt Nam nổi bật nhất trong nỗ lực xử lý COVID-19, tập trung rất mạnh vào việc giữ cho lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của đất nước mở cửa.

Khối khu vực quan trọng

Với dân số hơn 600 triệu người, đặc trưng bởi lực lượng lao động tương đối trẻ, nhiều công ty Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất sang ASEAN, được thu hút bởi cấu trúc lương thấp hơn, cũng như việc cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý.

Các nhà kinh tế dự báo, tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đối với khu vực ASEAN sẽ được cảm nhận thông qua ba kênh, bao gồm: xuất khẩu, du lịch, và nhu cầu nội địa. Nhiều chính phủ ASEAN đã tung ra các gói kích thích tài chính để chống lại những tác động kinh tế tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Những biện pháp này bao gồm trợ cấp lương, miễn thuế và trong một số trường hợp là chuyển tiền mặt. Trong số đó, các hỗ trợ liên quan đến COVID-19 của Singapore đạt tổng trị giá lên tới 92,9 tỷ đô la Singapore, gần bằng 1/5 GDP của quốc gia này.

Đáng chú ý, Việt Nam được dự báo sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19. Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD vào tháng 3 nhằm chống lại cuộc khủng hoảng này. Sau COVID-19, nền kinh tế Việt Nam được dự báo ​​sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng 6,8% vào năm 2021, với mức tăng trưởng tiếp tục mạnh mẽ.

Trong một động thái liên quan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhà lãnh đạo thế giới cũng lên tiếng kêu gọi một lực lượng hợp nhất để chống lại virus SARS-CoV-2, gây ra dịch bệnh COVID-19. ASEAN là một trong những nền kinh tế năng động nhất nhờ vào các liên kết đầu tư và thương mại mạnh mẽ với nhau và với thế giới. Khoảng 23% thương mại và 15% đầu tư được tạo ra trong khu vực. Đại dịch thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp khu vực mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia thành viên và các đối tác, với cách tiếp cận toàn Chính phủ và đa ngành đối với mỗi quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Điều này mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư bên trong ASEAN, cũng như những nơi khác trong một thời gian dài.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ JD Supra & AEC News Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN
Return to top