ClockThứ Hai, 20/06/2016 06:06

Mô hình cho tính khác biệt

TTH - Để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản của Cố đô Huế, cũng như để Huế trở thành thành phố đại diện của Việt Nam trong việc lưu giữ và quảng bá những giá trị văn hóa của dân tộc ra thế giới, Huế cần có cơ chế đặc thù như mô hình quản lý mà một số đô thị trên thế giới đã thực hiện.

Quản lý trật tự đô thị đòi hỏi sự phân cấp gắn liền với trách nhiệm của các cá nhân, các ngành. Ảnh: HP

Các chuyên gia quốc tế cũng như trong nước đều khẳng định, Huế là một đô thị hội đủ các giá trị rất đặc biệt. Đó không chỉ là một Cố đô Huế với nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận, mà còn có nhiều di sản tự nhiên, di sản đô thị được chuyển tiếp trong quá trình hình thành và phát triển. Sự đa dạng và tính toàn vẹn của văn hóa Huế là điều mà không một đô thị nào trong nước có được.

Thời gian qua, Trung ương đã quan tâm bố trí ngân sách phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế. Song trên thực tế, việc phân bổ nguồn lực còn hạn chế do thiếu cơ chế ưu tiên. Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách dành cho Cố đô Huế vẫn chưa rõ và chưa có chính sách đặc thù cho vùng di tích đặc biệt này, dẫn đến việc quản lý dân cư sống trong vùng di sản gặp khó khăn. Một số di tích còn vướng tình trạng quản lý chồng chéo giữa bảo tồn và chỉnh trang đô thị, khiến một số dự án chỉnh trang đô thị gặp trở ngại, như dự án đầu tư, bảo tồn và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế.

Tại phiên họp đầu tiên của Dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa” của Diễn đàn hợp tác Đông Á và Mỹ La tinh” tổ chức tại Huế mới đây, đại diện TP. Kyoto, cố đô của Nhật Bản - thành phố có nhiều nét tương đồng với Huế đã chia sẻ vấn đề đáng  lưu tâm, đó là Chính phủ Nhật Bản đã ban hành cơ chế đặc thù cho cố đô này, với sự quản lý, hỗ trợ trực tiếp từ trung ương, xem Kyoto là sứ giả văn hóa của Nhật Bản, nhằm mục đích biến cố đô này trở thành thủ đô văn hóa của thế giới. Giao phó sứ mệnh bảo tồn và gìn giữ văn hóa cho Nhật Bản, Chính phủ nước này thậm chí còn chuyển cục di sản văn hóa về Kyoto để tiện cho việc quản lý và phát huy các giá trị văn hóa, cũng như bảo tồn các di sản một cách bền vững hơn. Tương tự, cố đô Gyeongju của Hàn Quốc cũng được Chính phủ nước này quan tâm và ban hành cơ chế đặc thù để bảo tồn và phát triển.

 Có thể nói, những chia sẻ trên của các thành phố có nét văn hóa tương đồng với Huế là vấn đề đáng được quan tâm. Khi có cơ chế đặc thù, Huế có khả năng huy động nguồn lực đa dạng và lớn hơn để bảo đảm thực hiện mục tiêu trở thành thành phố văn hóa mang tầm khu vực và thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn với phát triển.

Thanh quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Sáng 16/4, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận (KL) số 01 của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 2 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 847 của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Return to top