ClockThứ Năm, 15/10/2015 14:03

Mô hình kinh tế phải tăng trưởng theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường

TTH - Về cơ bản, tôi nhất trí với Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, nhất là về phần đánh giá kết quả thực hiện kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015) và các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội thời gian đến.
 

Về đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (2011-2015) và nhìn lại sau 30 năm đổi mới (1986-2016), chúng tôi cho rằng, dự thảo đánh giá còn khái quát, mang tính chung chung nên chưa thấy hết ý nghĩa của các thành quả mà Đảng và Nhân dân ta đạt được. Một số hạn chế và khuyết điểm chưa phân tích sâu để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Trong mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016-2020, nên bỏ cụm từ: “Xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Chúng tôi cho rằng, còn nhiều tiêu chí, chỉ tiêu để phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại đến nay vẫn chưa đạt được. Hơn nữa, nhiều ngành công nghiệp còn yếu, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Do đó, Đại hội cần thảo luận để làm rõ thêm các vấn đề này.
Với việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cũng cần bổ sung vào nội dung mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, những nước đạt tăng trưởng nóng trong vòng 10 năm như Trung Quốc, dù đạt một số kết quả về mặt kinh tế nhưng để lại những hậu quả về mặt môi trường rất lớn mà có khi 100 năm sau vẫn chưa giải quyết được. Chúng ta phải cân nhắc mô hình phát triển kinh tế phù hợp, không thể tăng trưởng nóng, đốt cháy giai đoạn mà phải quan tâm đến yếu tố môi trường, nếu không hiệu quả từ việc phát triển kinh tế không đủ để giải quyết gánh nặng về môi trường. Ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều tỉnh, TP phát triển kinh tế theo mô hình tăng trưởng nóng. Đây là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không sớm điều chỉnh, vài chục năm nữa, sẽ gây hậu quả rất lớn về môi trường.
Là những người công tác trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế, chúng tôi thấy, để phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước không cần giữ vai trò chủ đạo, bởi kinh tế Nhà nước không phải là một thực thể kinh doanh. Điều này cũng dễ gây ngộ nhận với các doanh nghiệp Nhà nước, chẳng hạn có Luật Doanh nghiệp Nhà nước nhưng không có Luật Kinh tế Nhà nước. Kinh tế Nhà nước hoặc ngay cả doanh nghiệp Nhà nước tuy nắm giữ tỷ lệ vốn và tài sản lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả. Thực tế cho thấy, vài trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không được phát huy, thậm chí có biểu hiện kéo lùi, trì hoãn cơ hội phát triển, do đó cần đánh giá cụ thể bản chất của kinh tế Nhà nước. Nếu không cải tổ lại hệ thống kinh tế Nhà nước và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tạo điều kiện thông thoáng để phát triển kinh tế tư nhân thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ khó sánh bằng các nước trong khu vực và thế giới.
Việc đổi mới giáo dục cũng cần triển khai theo chiến lược và có kế hoạch dài hạn để phát triển ổn định, chứ không thể thay đổi liên tục trong một thời gian ngắn như hiện nay, như việc đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua đã gây xáo trộn lớn trong cả hệ thống giáo dục và cả phụ huynh, học sinh. Không nên cấp phép mở trường ĐH đại trà sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mạnh dạn giải tán các cơ sở đào tạo không đạt chuẩn cũng là việc nên làm. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để giúp lao động có tay nghề, tìm kiếm công việc phù hợp.
Đối với các nhiệm vụ trọng tâm và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, chúng tôi nghĩ, ở nhiệm vụ thứ 5, cần bổ sung thêm nội dung “tăng cường trách nhiệm cơ quan chuyên trách và phản biện xã hội cho các dự án có ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội và môi trường.
Một số chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, môi trường còn chưa phù hợp, như tăng trưởng 6,5%-7%/năm là cao so với khả năng. Nếu đạt chỉ tiêu này sẽ đánh đổi nhiều yếu tố như tài nguyên, môi trường. Các chỉ tiêu 100% dân cư đô thị và 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, 10 bác sĩ và 26 giường bệnh/1 vạn dân là không khả thi. Khả năng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến 2020 rất khó đạt được.
Tâm Huệ (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

TIN MỚI

Return to top