ClockThứ Hai, 09/12/2019 14:53

Mô hình thành phố ba tầng

TTH - Tham gia ý kiến về đề án “Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện Trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế bày tỏ mơ ước về một mô hình "thành phố Huế ba tầng”.

Phát triển đô thị Huế mang bản sắc riêngPhát triển đô thị bền vững

Đô thị Huế. Ảnh: Nông Thanh Toàn

Ba tầng thành phố

Theo TS. Trần Đình Hằng, thành phố - cho dù to hay nhỏ hay ở cấp độ nào cũng luôn phải có một nòng cốt hạt nhân. Đối với thành phố Huế, từ thời chúa Nguyễn, vấn đề hình thành hạt nhân đô thị đã được tính đến. Đó là đã chọn một cái lõi bên bờ sông Hương và tạo dựng Kinh đô Huế, mà nay chúng ta có Đại Nội.

Đến đầu thế kỷ XX, cuối thế kỷ XIX, thời Pháp thuộc, quá trình phát triển đô thị Huế, những bản sắc văn hóa của người Á Đông, mà cụ thể là những thành tựu nhà Nguyễn đã để lại được tôn trọng tuyệt đối bằng cách để nguyên kiến trúc ở bờ phía Bắc bên cạnh sông Hương, đồng thời chọn phần ruộng đồng hoang sơ, sình lầy phía Nam để xây dựng khu đô thị mới. Đó là khu phố Tây hiện nay và trục chính của nó là đôi bờ sông Hương và đường Lê Lợi. Đường Lê Lợi kéo dài từ Ga Huế đến Đập Đá, tập trung toàn bộ cơ quan đầu não lúc bấy giờ, tạo không gian lịch sử quan trọng, với một bên là Á Đông, một bên là Âu Tây. Đó là mô hình của một thành phố hai tầng rất đẹp, những yếu tố truyền thống và hiện đại được kết hợp hài hòa.

Chia sẻ quan điểm đối với đề án mở rộng quy mô thành phố Huế, TS. Trần Đình Hằng nói: Tôi mơ ước một mô hình thành phố Huế ba tầng. Nghĩa là giữ nguyên bờ Bắc có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Giữ nguyên bờ Nam khu đô thị Pháp được xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Từ đó, mở rộng ra ngoài, về đến Phú Bài, về đến Thuận An, tạo thành một khu đô thị mới mạnh mẽ, cao sang với ba tầng rõ rệt. Nếu đô thị Huế được mở rộng theo tinh thần đó thì thật tuyệt vời.

Giảm thiểu tác động đến di sản 

Đô thị hóa là quá trình biến ruộng đồng thành đô thị. Trong đó, khó nhất là biến những người nông dân trở thành thị dân, kèm theo nữa là sinh kế, tác phong và không gian sống. Bao nhiêu di sản của cộng đồng gia tộc, đình làng sẽ đối diện với những nguyên tắc đô thị hóa, hành chính hóa và bê tông hóa.

Đó là những câu chuyện không hề đơn giản. Trường hợp của làng An Cựu là một điển hình. Làng An Cựu vốn dĩ là một vùng sinh cảnh độc đáo, nhưng nay những di sản của làng đang đối mặt với những vấn nạn vô cùng nan giải. Làng không còn giữ được không gian di sản đình chùa miếu mạo tráng lệ một thời và cả “gạo de An Cựu” cũng không còn cơ sở để phục hồi.

Lo ngại vấn đề đó, TS. Trần Đình Hằng nhấn mạnh: Đô thị Huế được mở rộng, lợi thì có lợi nhưng cũng không ít hệ lụy sẽ kèm theo. Điều cần thận trọng nhất là phải cân nhắc để giảm thiểu những nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến di sản văn hóa và những thuần phong mỹ tục mà cộng đồng gia tộc, làng xã Thừa Thiên Huế đã gìn giữ bao đời nay. Đây là vấn đề quan trọng mà những người làm hoạch định phải lưu ý”, TS. Trần Đình Hằng nhấn mạnh.

Từ góc nhìn của Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, TS. Trần Đình Hằng cho biết sẽ đề xuất với UBND tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu những giá trị đặc trưng và phương thức ứng xử đối với những di sản văn hóa trong vùng có khả năng được mở rộng và nằm trong địa giới thành phố Huế. Đề tài sẽ là điều kiện để tiếp cận những câu chuyện làng trong phố, tìm hiểu cách ứng xử từ những địa phương khác. Từ đó chọn cách làm của riêng Huế để vừa giữ được sắc thái Cố đô, vừa phát triển và người dân cảm thấy hài lòng.

“Dù là nông thôn hay đô thị thì mục đích sau cùng vẫn là phải làm cho đời sống vật chất hơn hẳn ngày cũ và quan trọng nhất là đời sống tinh thần hơn hẳn chuyện xưa. Do vậy, cùng với việc tính toán mở rộng đô thị Huế, tôi mong muốn, Huế phải thực sự là “xứ sở của hạnh phúc” đúng nghĩa. Xứ sở mà ở đó, người dân có thể không giàu nhưng họ luôn cảm thấy an tâm nhất, hài lòng nhất”, TS. Hằng bày tỏ.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 12/3, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 khóa VII, nhiệm kỳ (2021 - 2026) để xem xét, cho ý kiến về chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
Thái Lan có thêm 3 thành phố gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu

Tờ Thailand Business News ngày 24/2 trích dẫn thông báo từ Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho hay, Bangkok, Khon Kaen và Yala vừa trở thành thành viên của Mạng lưới Thành phố Học tập Toàn cầu (GNLC) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), ghi nhận nỗ lực của các thành phố này trong việc thúc đẩy học tập suốt đời.

Thái Lan có thêm 3 thành phố gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu

TIN MỚI

Return to top