ClockThứ Năm, 14/01/2016 09:17

Mở tuyến giao thông đường thủy: Lợi nhiều điều

TTH - Nhằm giảm áp lực quá tải đường bộ, năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nhằm giảm tải trọng đường bộ; góp phần phát triển kinh tế ở địa phương và cả nước nói chung.

Giá chỉ bằng 1/5 

Cảng Thuận An và Cảng Chân Mây những ngày đấu năm mới có hàng trăm xe chở hàng đến cảng để  vận chuyển đến các tỉnh phía Nam và Bắc.

Ông Nguyễn Đức Lanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Thái Hà vui mừng, từ ngày Bộ Giao thông Vận tải mở tuyến giao thông đường thủy từ Hải Phòng đến Kiên Giang đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa. Mặc dù, vận chuyển bằng đường thủy có chậm hơn so với đường bộ, song giá vận chuyển chỉ bằng khoảng 1/5 so với vận chuyển đường bộ.

Tàu được cấp phép hoạt động trên tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang

Sau khi tuyến vận tải ven biển ra đời, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vận tải đường thủy. Theo báo cáo của các doanh nghiệp vận tải tuyến biển gửi về Cục Hàng hải Việt Nam, cước vận tải đường bộ từ Hải Phòng đi  Thừa Thiên Huế cho một container khoảng 24-25 triệu đồng, trong khi vận tải bằng đường thủy chỉ 5 triệu đồng. Về thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đi Thừa Thiên Huế bằng đường bộ khoảng 14 giờ, trong khi đường thủy khoảng 20 giờ. Tương tự, Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm vận chuyển bằng đường thủy 1 tấn clinker từ Cảng Chân Mây đi Cam Ranh (Khánh Hòa) với phí 170 ngàn đồng; trong khi đó, vận chuyển  bằng đường bộ chi phí 750 ngàn đồng/tấn; cao hơn gấp 4 lần so với vận chuyển bằng đường thủy. 

Tuy nhiên, hoạt động hàng hải khu vực Thừa Thiên Huế hiện có một số khó khăn cần sớm tháo gỡ. Đó là, Cảng Chân Mây đã vượt quá công suất thiết kế, lượng hàng hóa và khách du lịch thông qua cảng ngày càng tăng nhưng chỉ có 2 bến cảng. Khu vực Cảng Thuận An có 2 cầu cảng chưa sử dụng hết công suất thiết kế do luồng vào Cảng Thuận An bị bồi lấp chưa có kinh phí nạo vét, hạn chế tải trọng tàu ra vào cảng.  

Giảm quá tải đường bộ

Ông Nguyễn Ân Định, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế cho biết, Hơn 1 năm nay tuyến vận tải đường thủy phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng quá tải, quá khổ như phân bón, gỗ, sắt thép, xi măng… khối lượng hơn 400.000 tấn/năm. Các mặt hàng nói trên chủ yếu vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và chiều ngược lại.

Bốc xếp gỗ dăm tại Cảng Chân Mây

Tại lễ khai trương tuyến vận tải đường thủy đầu năm 2015, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu (khi đó là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) đánh giá cao việc hình thành tuyến vận tải ven biển, là giải pháp cấp thiết giảm áp lực cho tuyến đường bộ đang ngày càng quá tải; đặc biệt là giảm các loại xe siêu trường, siêu trọng; nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương ven biển.

Từ khi Bộ Giao thông Vận tải công bố mở các tuyến vận tải ven biển, lượt tàu thuyền và hàng hóa đến khu vực cảng biển Thừa Thiên Huế ngày càng tăng. Năm 2015, sản lượng hàng hóa thông qua các khu vực cảng biển Thừa Thiên Huế gần 2,3 triệu tấn, tăng 28% so với năm 2014; 97 ngàn lượt hành khách, tăng 53% so với năm 2014.

 

Ông Nguyễn Ân Định, kiến nghị, để giao thông đường thủy phát triển, chúng tôi mong các đơn vị đẩy nhanh việc triển khai xây dựng Bến số 2, Bến số 3 khu vực Cảng Chân Mây để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa qua cảng. Nạo vét luồng hàng hải Thuận An nhằm nâng cao khả năng khai thác cảng biển, giảm tải cho khu vực Cảng Chân Mây, rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.   

 Thời gian tới, giao thông đường thủy nội địa sẽ được phát triển một cách đồng bộ về luồng tuyến, cảng, thiết bị bốc xếp nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn. Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn kết với mạng lưới giao thông khác tạo thành hệ thống liên hoàn, thông suốt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.  

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Du lịch đường thủy ở Huế: Giàu tiềm năng, nghèo dịch vụ

Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để khai thác du lịch đường thủy. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, các dòng sông, cảnh quan hai bên bờ sông và đời sống dân cư ven sông là nguồn tài nguyên quý phát triển du lịch. Tiềm năng lớn, nhưng bao nhiêu năm khách vẫn đang đợi chờ những dịch vụ du lịch.

Du lịch đường thủy ở Huế Giàu tiềm năng, nghèo dịch vụ
Return to top