ClockThứ Sáu, 19/07/2013 05:22

Mơ ước một cánh rừng

TTH - Trồng thử nghiệm từ năm 2000, đến nay dự án rừng ngập mặn ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà vẫn còn là niềm mơ ước.

Lợi ích thấy rõ

 

Vườn cây ngập mặn ADAPTS đang phát triển tốt

 

Dự án trồng rừng ngập mặn ở thôn Thuận Hòa bắt đầu với những giống cây như chá, qoau, sú, vẹt, đước, bần… Trải qua nhiều lần thất bại, giờ đây, hệ thống cây ngập mặn đã cho thấy sự thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng ở vùng đất đầm phá Cồn Tè. Những hàng cây dù mới trồng được vài năm nhưng bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật vào sinh sống, việc khai thác đánh bắt thủy sản của người dân gặp thuận lợi. Từ hồi dự án mới về, cây chưa trồng nhưng người dân đã được hưởng lợi. Trên chính mảnh đất quê hương, các hộ dân được cán bộ dự án đứng ra tổ chức thuê trồng và chăm sóc bảo vệ, công mỗi ngày từ 80.000–100.000 đồng/ngày khiến người dân hết sức phấn khởi. Với nhiều hộ dân, niềm vui chính không chỉ là nguồn lợi ban đầu họ nhận được mà là triển vọng của cánh rừng ngập mặn.

 

Thuận Hòa hiện có nhiều dự án trồng rừng ngập mặn, trong đó dự án ADAPTS do Sở Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội phối hợp thực hiện là dự án hiệu quả nhất hiện nay. Nhìn vườn cây ngập mặn của dự án ADAPTS, những người dân đang ước mơ về một tương lai tốt đẹp. “Rừng ngập mặn sẽ chống bão, bảo vệ các con đê để sóng gió khỏi lấn chiếm đất liền, đời con cháu tui sẽ bớt khổ”. Ông Đặng Duy Mạnh, người dân trong thôn, vui mừng chia sẻ.

Vẫn bộn bề cái khó

 

Đến nay, các dự án trồng rừng ngập mặn đã bước qua tuổi 13. Dự án nối tiếp dự án, từng cánh rừng ngập mặn liên tiếp được trồng lên. Cũng từ đây nảy sinh nhiều cái khó, rừng ngập mặn được trồng ở vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nơi mà người dân không được cấp đất để ở, chỉ sống bên những căn chòi dựng tạm vừa nuôi trồng đánh bắt thủy sản vừa nhận nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ vườn cây ngập mặn. “Dù có quy chế bảo vệ vườn cây nhưng do dân cư thưa thớt, lại vừa làm nghề đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc rừng ngập mặn”. Anh Đặng Rồng, người dân trong thôn cho biết.

 

Địa hình làng thấp nên vào mùa lũ, trâu nhà dân lại lội ra vùng đầm phá, giẫm đạp làm chết hàng loạt cây. “Chính quyền xã nhiều lần tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ những giống cây giá trị này nhưng xem ra đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, cha chung không ai khóc”, Ông Trần Việt Én, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Phong trăn trở.

 

Theo nhiều hộ dân của thôn Thuận Hòa, để bảo vệ và chăm sóc tốt các vườn cây ngập mặn, các cấp thẩm quyền cần có biện pháp để giao quyền quản lý rừng cho người dân. Ông Mạnh cho hay: “Khi được giao rừng, nghĩa vụ gắn với quyền lợi, chúng tôi sẽ xem đó là vườn nhà và chắc chắn sẽ chăm sóc tốt”.

 

UBND xã Hương Phong đã gửi hồ sơ lên UBND thị xã Hương Trà đề nghị phương án giao đất giao rừng cho người dân. Tuy nhiên, để hoàn thành phương án này vẫn phải cần rất nhiều thời gian. Hiện tại, các dự án vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, chỉ giao cho một số người dân chăm sóc và bảo vệ (chủ yếu là nhổ cỏ, dựng lại cây xiêu ngã) với 800.000 đồng/tháng như một nghề tay trái.

 

Dự án trồng rừng ngập mặn là mơ ước không chỉ người dân thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong mà còn là niềm hy vọng của nhân dân trong tỉnh. Giá trị của dự án không dừng lại ở lợi ích của một địa phương mà của cả cộng đồng, do vậy công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển luôn cần sự chung tay gắng sức của các cấp các ngành cùng ý thức của người dân.

Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top