ClockThứ Sáu, 22/08/2014 10:33

Mối nguy từ động vật hoang dã

TTH - Căn bệnh Ebola đang hoành hành ở các nước Tây Phi đã làm 1.350 người chết và hàng ngàn người đang trong tình trạng nguy kịch, khiến cả thế giới lo sợ. Nguồn gốc của loại vi rút chết người này được xác định lây từ động vật hoang dã. Một con số giật mình từ nghiên cứu của Tổ chức Nông nghiệp, lương thực Liên Hiệp quốc (FAO), có đến 70% các bệnh truyền nhiễm gần đây con người mắc phải có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Lâu nay, tình trạng săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ, ăn thịt động vật hoang dã đã được báo động khắp toàn cầu. Hậu quả làm nhiều động vật quý hiếm tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Nhiều người còn quan niệm ăn thịt hay sử dụng một số bộ phận động vật hoang dã là may mắn, là dược liệu trị bệnh… Song, trị bệnh đâu chưa thấy, hậu quả đã bày ra trước mắt, với những căn bệnh nguy hiểm, do tiếp xúc thiếu an toàn với động vật hoang dã.

Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, việc săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã đã bị nghiêm cấm. Song trong thực tế, thịt động vật hoang dã và các bộ phận của động vận hoang dã như sừng, da, xương… vẫn được bày bán trên một số tuyến đường; nhiều nhất là ở các địa phương miền núi, trung du, sơn cước. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng vẫn có các món đặc sản thịt rừng.
Anh bạn gần nhà tôi có người em vợ sống ở vùng núi Quảng Trị. Cứ vài ba tuần người em vợ lại đem cho anh vài kg thịt rừng. Bữa thì nai, bữa thì mang, bữa thì lợn rừng… nhờ bẫy được. Mỗi lần vậy, anh lại mời tôi sang. Quả thật, tôi chẳng thấy có gì đặc biệt, nhưng có lẽ vì “đẳng cấp” nên nhiều người vẫn ưa thể hiện trong các nhà hàng…
Để bảo vệ động vật hoang dã, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia, chính quyền và lực lượng chức năng của nhiều địa phương đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã. Mới đây, Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam thuộc Bộ NN và PTNT đã có văn bản yêu cầu chi cục kiểm lâm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh có nguy cơ lây từ động vật hoang dã, trong đó có dịch bệnh virut Ebola. Cùng với nhiều biện pháp tuyên truyền, chế tài mạnh tay lâu nay; cũng như sự cảnh báo nguy hiểm về việc sử dụng trái phép động vật hoang dã và chiến dịch mới lần này của Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam thuộc Bộ NN và PTNT… sẽ góp phần bảo tồn hiệu quả động vật hoang dã, tránh những hậu quả đáng tiếc như từng xảy ra!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top