ClockThứ Bảy, 07/03/2020 15:13

Môi trường làm việc tốt mới thu hút được nhân tài

TTH - Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định nói rằng, mục tiêu của tỉnh không chỉ là thu hút nhân tài bằng chính sách tốt mà phải tạo ra được môi trường làm việc tốt để nhân tài có thể cống hiến.

Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động KHCN tại Việt NamHuế phải trở lại vị thế của mình!

 Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: PHAN THÀNH

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Chúng tôi nghĩ rằng, những người có tài chưa hẳn chỉ quan tâm đến chế độ đãi ngộ, có thể hiểu là tiền lương, nhà cửa, đất đai..., nếu những điều đó không đi kèm với một môi trường làm việc tốt, môi trường sống an toàn, an ninh, bền vững; nơi mà các nhân tài có thể phát huy khả năng của mình, năng lực của họ được công nhận, được cổ vũ, động viên phát triển và nơi mà cuộc sống của họ cùng gia đình được đảm bảo một cách an toàn, an ninh lâu dài, thì chắc chắn họ sẽ không cống hiến lâu dài. Vì thế, điều mà tỉnh đang hướng đến là tạo được môi trường đó. Khi có được môi trường tốt, không cần mời gọi, nhân tài cũng có thể tìm đến để hợp tác dài lâu.

Môi trường như ông vừa nêu hiện đang được xây dựng như thế nào?

Thời gian gần đây, có thể thấy sự chuyển động theo hướng tích cực, không chỉ từ cơ quan Nhà nước mà đến các doanh nghiệp. Ngoài những đổi thay, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, nhanh nhất, hiệu quả nhất từ các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp đã có sự chung tay, họ bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn đến Huế và hỗ trợ cho Huế nhiều hơn.

Lĩnh vực CNTT đang cần một lượng nhân lực lớn. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Chúng ta có thể chưa có thế mạnh về kinh tế, đầu tư kinh doanh, nhưng Huế có những thế mạnh về văn hóa, về môi trường, về di sản, về những giá trị nhân văn, chiều sâu riêng mà ít nơi có được. Tôi nghĩ đó là thế mạnh để Huế có môi trường làm việc tốt.

Có thể nhìn nhận rằng, hệ sinh thái của chúng ta chưa bằng các nơi khác nhưng điều chúng ta có như những giá trị vừa nêu, chắc chắn sẽ là lợi thế để thu hút nhân tài. Hơn nữa, Huế đang thay đổi. Trước hết, Huế đã và đang tạo dựng được một môi trường sống trong lành, an toàn với định hướng rõ ràng trong phát triển bền vững không chỉ về môi trường tự nhiên còn cả về những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn; lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp đang từng bước phát triển về chiều sâu, hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và dần định hình bản sắc, vận hành có hiệu quả. Do đó, càng ngày càng có nhiều hơn những người từ các nơi muốn đến sống ở Huế lâu dài, doanh nghiệp muốn đến Huế đầu tư. Một số doanh nghiệp từ các nơi đã xây dựng văn phòng ở Huế, có doanh nghiệp chuyển trụ sở về Huế. Đó là những tín hiệu tốt cho thấy, môi trường, hệ sinh thái ở Huế ngày càng tốt lên. Điều đó có được một phần cũng nhờ những sự kết nối từ các doanh nghiệp, từ chính quyền và những người yêu Huế.

Những giá trị sâu sắc, nhân văn như ông vừa nêu có thể được hiểu là môi trường sống, văn hóa, khí hậu, con người Huế?

Có thể nhiều hơn thế, nhưng về cơ bản là những giá trị này.

Huế đang gìn giữ và luôn xem đó là như là giá trị cốt lõi để luôn hướng tới và tự hào. Rõ ràng, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, người ta dần đánh mất những giá trị truyền thống, trong đó môi trường như Huế là điều mà nhiều thành phố bây giờ ao ước và khó có thể có được.

Khi triển khai “Ngày Chủ nhật xanh”, một số người nói rằng, lãnh đạo tỉnh “rỗi hơi” đến mức đi nhặt rác. Thế nhưng, cái mà họ không biết đến chính từ việc nhặt rác đó, chúng tôi muốn gửi đến thông điệp vì một thành phố xanh, thân thiện. Đằng sau của vấn đề “nhặt rác”, “đô thị thông minh” chính là sự kiện toàn một cách toàn diện năng lực bộ máy chính quyền, hệ thống dịch vụ công các cấp. Qua những việc làm cụ thể đó, hình ảnh, môi trường, Huế trong đó có môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Đó cũng là mục tiêu kinh tế mà lãnh đạo tỉnh hướng tới thông qua việc gìn giữ môi trường và những nét đẹp văn hóa.

Và hẳn là đã có nhiều doanh nghiệp đã và đang đến Huế trong thời gian gần đây, phải không thưa ông?

Rõ ràng là vậy! Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có thương hiệu, tiềm lực đã đến Huế. Họ bảo động lực để họ làm vậy là nhờ môi trường Huế trong lành, dễ sống. Họ đã nhìn thấy cơ hội đầu tư từ những lĩnh vực mà trước đây Huế rất khó.

Ví như lĩnh vực nào thưa ông?

Gần đây, một số doanh nghiệp lớn về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã đến Huế và muốn đặt văn phòng, tuyển lao động làm ở lĩnh vực này. Thật ra, trước đây cũng đã có doanh nghiệp ở lĩnh vực này đặt vấn đề đầu tư, tuyển lao động nhưng do nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng nên nhiều năm qua vẫn chưa thật sự có doanh nghiệp lớn nào về lĩnh vực CNTT đứng chân ở Huế.

Bây giờ khó khăn về nhân lực CNTT vẫn hiện hữu khi doanh nghiệp yêu cầu số lượng nhân lực cho ngành này khoảng từ 2.000-3.000 người trong một hai năm tới và sau đó tầm khoảng 10.000 người vào năm 2025. Đây quả là vấn đề đặt ra cho tỉnh và các trường đào tạo nhân lực trên địa bàn.

Đã có những giải pháp nào được lãnh đạo tỉnh triển khai để đón đầu cơ hội việc làm tốt này cho người lao động?

Chúng tôi đã xây dựng những chương trình, kế hoạch để cùng với doanh nghiệp tổ chức các buổi hướng nghiệp liên quan đến ngành nghề công nghệ thông tin cho giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông và đại học trên địa bàn để triển khai trong thời gian sắp tới. Đồng thời, đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên học ngành nghề này. Đó là cách để từng bước đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của doanh nghiệp, cũng là cách để doanh nghiệp thấy lãnh đạo tỉnh không đứng ngoài cuộc, luôn song hành cùng họ và hơn hết là mong muốn đem lại cho con em chúng ta có cơ hội việc làm nhiều hơn, tốt hơn.

Ngoài những buổi gặp gỡ, định hướng nghề nghiệp, sẽ còn những động thái nào để thay đổi tư duy về nghề nghiệp cho một bộ phận học sinh, sinh viên và cả phụ huynh hiện nay?

Huế có lợi thế về đào tạo khi chúng ta có nhiều trường đại học và mục tiêu hướng tới là xây dựng Huế thành trung tâm đào tạo đa ngành đa lĩnh vực. Ngoài đào tạo còn có các trung tâm lớn đang hướng tới nữa đó là y tế chuyên sâu, văn hóa, du lịch. Thế nhưng, trong định hướng đào tạo, nghề nghiệp, chúng ta vẫn chưa thật sự có những chính sách, hành động cụ thể để hướng các thế hệ học sinh tập trung vào những lĩnh vực này.

Hàng năm, có hàng trăm thí sinh thi đậu ngành y. Đây là ngành luôn có điểm đầu vào cao, đòi hỏi người thi phải có học lực tốt, thậm chí rất tốt, rất giỏi mới đậu. Song, thực tế không phải sinh viên nào học xong cũng có việc làm, đó là chưa nói làm đúng chuyên môn. Bởi với ngành y, 6 năm học chỉ là bắt đầu, muốn trở thành bác sĩ giỏi, họ phải trải qua thêm nhiều năm đào tạo khác, ở trong và ngoài nước. Hẳn nhiên là kinh phí đào tạo sẽ lớn và không phải gia đình nào cũng có thể cho con cái theo học nên nhiều sinh viên y ra trường chưa tìm được công việc đúng chuyên môn.

Từ nguồn nhân lực này, nếu chúng ta định hướng tốt, chắc chắn sẽ có nhiều em theo học ngành CNTT khi cơ hội việc làm cao, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hiện đại. Các lĩnh vực CNTT có lợi thế dù làm việc ở Huế nhưng có thể học hỏi, trao đổi, làm việc trực tiếp từ các đồng nghiệp, chuyên gia ở nước ngoài, từ đó họ có cơ hội nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Phương pháp hướng nghiệp sẽ được thực hiện dựa trên những câu chuyện có thật, những nhân vật cụ thể đã thành đạt ở lĩnh vực CNTT, ví như ai đã từng làm ở đó, công việc của họ như thế nào, thu nhập bao nhiêu, môi trường làm việc ra sao… Từ đó nuôi dưỡng ước mơ cho các em học sinh. Khi đã có ước mơ, các em sẽ cố gắng học hành, làm việc, cống hiến để đạt được ước mơ ấy. Đó chính là cách thu hút nhân lực không chỉ cho ngành CNTT mà còn nhiều ngành khác.

Xin cảm ơn ông!

TÂM HUỆ (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế

Du lịch ẩm thực đang là một xu hướng lớn trên thế giới. Huế tự hào với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, nhưng để ẩm thực trở thành lợi thế cạnh tranh thu hút khách thì còn nhiều việc cần làm.

Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Hơn 13.000 học sinh, sinh viên tham gia giải chạy S-Race 2024

Chiều 7/3, tại TP. Huế diễn ra lễ công bố giải chạy dành cho học sinh – sinh viên S-Race 2024 với thông điệp “Vì tầm vóc Việt”. Đây là một trong những dự án thuộc chương trình tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty Truyền thông Unicomm hợp tác thực hiện.

Hơn 13 000 học sinh, sinh viên tham gia giải chạy S-Race 2024
Thu hút đầu tư xanh

Hiện nay, Thừa Thiên Huế luôn đưa ra tiêu chí lựa chọn những dự án (DA) công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong thu hút đầu tư. Mục tiêu là để đón được những DA đầu tư xanh vào các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, xử lý rác thải…

Thu hút đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top