ClockThứ Bảy, 13/01/2018 08:51

Môi trường & sự cạnh tranh

TTH - Các nhà kinh tế thường quan tâm đến môi trường kinh tế, nghĩa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh.

Môi trường này tốt, tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh thì sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, nghĩa là thúc đẩy kinh tế phát triển. Và ngược lại.

Môi trường cho hoạt động kinh tế ở Việt Nam được đánh giá là còn nhiều rào cản. Đó là hệ thống hạ tầng còn yếu kém; các thủ tục hành chính còn rườm rà; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện… nhưng một vấn đề thường được các nhà kinh tế đề cập là nguồn lực của đất nước vốn đã ít nhưng phân bổ méo mó; môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp thiếu bình đẳng.

Hiểu cái sự không bình đẳng nó là thế này: nếu chúng ta ưu tiên nguồn lực cho khu vực kinh tế này phát triển thì ngay lập tức nó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, sức lớn mạnh của khu vực kinh tế kia. Điều này có thể nhìn thấy rất rõ là khu vực kinh tế có vốn đầu tư của Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân gắn liền với sở hữu tư nhân nên họ có động lực để thúc đẩy phát triển nhưng do môi trường hoạt động không tốt, sân chơi cạnh tranh thiếu bình đẳng nên khu vực kinh tế này chậm lớn mạnh. Ngược lại, khu vực kinh tế Nhà nước do tính chất sở hữu vốn là chung nên họ thiếu hẳn động lực phát triển. Và hệ quả là làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, tham ô tham nhũng. Tất cả những bất lợi này nền kinh tế đất nước phải gánh chịu.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rất rõ điều này nên phải sửa. Những chủ trương thấy rõ nhất là đẩy mạnh thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước; ra Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Nghĩa là tạo ra một môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp ở tất cả mọi khu vực tham gia, cạnh tranh phát triển.

Như vậy, có thể thấy, môi trường hoạt động tốt là hết sức quan trọng cho phát triển. Có môi trường tốt là hạn chế các rào cản; có môi trường tốt là thúc đẩy cạnh tranh; có môi trường tốt là có động lực thúc đẩy hoạt động.

Không chỉ lĩnh vực kinh tế, nhìn rộng ra các lĩnh vực khác cũng như vậy thôi.

Thời gian gần đây, báo chí nêu nhiều những vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ ở nhiều nơi trong cả nước. Đó là tình trạng thăng tiến phi mã; nâng đỡ cho những người thân quen, gia đình, dòng tộc. Theo dõi nhiều vụ việc, chúng ta thấy ở đây có bóng dáng của sự tác động của quyền lực. Chúng ta thường hay đề cập đến vấn đề trọng dụng nhân tài nhưng rõ ràng, bằng hành động cụ thể, chúng ta đã đi ngược lại điều này bằng cách tạo ra môi trường hoạt động, phấn đấu, cống hiến không công bằng. Chẳng có quy định nào là bố làm cấp nào ở một địa phương, đơn vị… chẳng hạn, thì con không được thăng tiến lên một vị trí nào đó, trừ những lĩnh vực liên quan đến kinh tế. Nhưng thử hình dung thế này: Nếu là con bí thư của một tỉnh đã đưa vào quy hoạch các chức danh này chức danh kia… cứ cho là đúng quy trình đi, thì liệu có tạo ra được một môi trường bình đẳng cho sự phấn đấu của những người khác? Chúng ta không khẳng định được điều này nhưng khả năng có sự tác động, dẫn đến một môi trường không bình đẳng là rất cao. Vẫn biết rằng công tác cán bộ là cả một hệ thống chịu trách nhiệm chứ không phụ thuộc vào một người nào cả nhưng không ai đảm bảo rằng quyền lực không bị chi phối. Và rõ ràng trong thực tế, quyền lực của một người đã chi phối cả hệ thống là điều đã diễn ra ở một số nơi.

Chúng ta thử đặt ra những câu hỏi như thế này để xem xét vấn đề tạo môi trường môi trường tốt cho mọi người có cơ hội bình đẳng như để cống hiến, phát triển xem nó như thế nào ?

- Bố làm “quan lớn” thì con có được thăng tiến không? Câu trả lời là được, bởi về mặt lý thuyết, con của ai cũng phải bình đẳng với mọi người, không có quy định nào hạn chế điều này.

- Nhưng lỡ bố muốn con mình thăng tiến thì sao? Câu trả là đã có những cơ chế quy định để khống chế điều này.

- Nhưng nếu bố dùng quyền lực để tác động vào hệ thống này thì sao? (cứ giả sử con của người có quyền lực là đủ mọi tiêu chuẩn về đức, tài)- Câu trả lời là tạo ra một môi trường cạnh tranh không bình đẳng rất cao.

Công tác cán bộ là một công việc hết sức quan trọng, bởi nó tác động rất lớn đến hiệu quả công việc. Một môi trường không bình đẳng rất có thể chúng ta bỏ sót người tài. Chúng ta không thiếu những quy định, không thiếu kiểm tra, kiểm soát nhưng hiện tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn trong công tác cán bộ vẫn diễn ra. Những quy định, suy cho cùng vẫn là công cụ để xem xét các vấn đề trong lĩnh vực nó chi phối là đúng hay sai, chứ không thể nào bản thân nó tạo ra một môi trường bình đẳng trong công tác cán bộ; lại càng không thể đánh giá được là tốt hay không tốt, giữa tốt và tốt hơn, hoặc tốt nhất. Điều này chỉ có được khi có yếu tố văn hóa bổ sung. Nói cách khác là xây dựng cho được môi trường văn hóa cho việc này. Có thể hình dung cụ thể, trong khi có nhiều người tốt hơn và có khả năng làm việc đưa lại hiệu quả cao hơn thì anh lại tác động để cái được cho con anh, người thân của anh, người có khả năng làm lợi cho anh thì anh phải biết xấu hổ về điều đó. Phải tạo một môi trường cho mọi người đánh giá, lên tiếng về điều này. Cứ tạm gọi là văn hóa “biết xấu hổ”. Hơn ai hết đã là cán bộ, và là cán bộ có vị trí quan trọng càng phải thấm điều này.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

TIN MỚI

Return to top