ClockThứ Sáu, 28/10/2022 12:30

Môn giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông mới

TTH - Môn giáo dục công dân (GDCD) cấp trung học phổ thông (THPT) trong chương trình giáo dục phổ thông mới trở thành môn lựa chọn có tên mới là giáo dục kinh tế và pháp luật.

Năm học 2022-2023: Năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thôngDạy thực hành trong trường học

Làm bài tập nhóm, chia sẻ kỹ năng giúp các em hiểu biết nhiều hơn. Ảnh: MC

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2006, môn GDCD là môn học bắt buộc ở cả hai cấp học: trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Ở cấp THCS, môn GDCD chủ yếu dạy cho học sinh những kiến thức về đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực để góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, như: siêng năng, kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, biết ơn, đoàn kết, khoan dung, tôn trọng kỷ luật, pháp luật, tự trọng, tự tin, yêu thương con người... Đồng thời giúp học sinh biết đánh giá được các hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày.

Đối với cấp THPT, môn GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống, mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Nghĩa  là bộ môn này giúp giáo dục cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh.

Gần mười lăm năm thực hiện chương trình bộ môn GDCD 2006, bên cạnh những mục tiêu đạt được vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục. Ví dụ, chương trình giáo dục được xây dựng sau khi có sách giáo khoa nên sách giáo khoa dường như trở thành pháp lệnh. Chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất của Nhà xuất bản Giáo dục nên học sinh và giáo viên không có sự lựa chọn khác; sách tham khảo còn hạn chế; nhiều nội dung của sách mang tính hàn lâm, chú trọng lý thuyết, ít thực hành, ít liên hệ cuộc sống thực tiễn nên tính vận dụng chưa cao. Ngoài ra, chương trình môn GDCD 2006 có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp THPT chưa được xác định rõ ràng... Vì vậy, mục tiêu của môn học rất khó đạt được kết quả như mong đợi. 

Cũng như các môn học khác, môn GDCD trong chương trình giáo dục mới phân biệt rõ 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Ở giai đoạn giáo dục cơ bản gọi là môn đạo đức ở tiểu học và giữ nguyên tên giáo dục công dân ở THCS. Giai đoạn này, môn đạo đức và GDCD là môn học bắt buộc, nội dung chủ yếu là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Đây là môn học định hướng giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn học này có tên là giáo dục kinh tế và pháp luật và là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học này là những kiến thức cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi, mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp tương lai. Kiến thức môn giáo dục kinh tế và pháp luật được lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức và kỹ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan các ngành giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính, pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học sẽ lựa chọn môn giáo dục kinh tế và pháp luật trong các tổ hợp môn lựa chọn mà nhà trường xây dựng, đồng thời được chọn học các chuyên đề học tập của bộ môn. Những chuyên đề này góp phần tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Em Tôn Nữ Anh Khuê, học sinh lớp 10 chia sẻ rằng: “Sở dĩ cháu chọn học môn giáo dục kinh tế và pháp luật vì kiến thức môn học này liên quan nhiều đến cuộc sống. Cháu muốn học để vận dụng vào cuộc sống, giúp chúng cháu hình thành những kỹ năng sống quan trọng và hoàn thiện nhân cách của chính mình”. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có suy nghĩ như vậy, một vài học sinh cho rằng, môn học này khô khan, khó học. Có nhiều học sinh thích học môn giáo dục kinh tế và pháp luật nhưng khi nhà trường ghép chung thành tổ hợp với các môn học lựa chọn khác thì lại không đúng với định hướng nghề nghiệp tương lai của cháu.

Cháu Hoàng Trần Bảo Thy, học sinh lớp 10 lại chia sẻ: “Cháu muốn học môn giáo dục kinh tế và pháp luật vì kiến thức môn học này rất thiết thực, áp dụng ngay trong đời sống hàng ngày nhưng khi ghép thành tổ hợp với các môn lựa chọn khác thì xa với định hướng nghề nghiệp tương lai nên cháu buộc phải chọn tổ hợp môn không có môn học này”. Nhiều học sinh khác cũng có lý do giống cháu Bảo Thy, vì thế mà tỷ lệ lựa chọn môn học này hiện nay ở một số trường vẫn còn hạn chế, chưa thỏa mãn được nhu cầu của người học.

Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tranh bích họa làm đẹp trường học

Ngày 24/3, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đoàn Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế và Đoàn xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) tổ chức chương trình vẽ tranh bích họa tại các điểm trường trên địa bàn xã Phong Xuân.

Tranh bích họa làm đẹp trường học
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khám phá chương trình tour Măng Đen thú vị tại Latour Măng Đen

Măng Đen (Kon Tum) gần đây nổi tiếng là điểm đến mới đầy hứa hẹn cho những ai yêu thích du lịch sinh thái và khám phá. Nơi đây được mệnh danh là "Đà Lạt thứ hai" bởi khí hậu mát mẻ quanh năm, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ. Latour Măng Đen sẽ mang đến trải nghiệm khó quên khi tham quan những địa điểm nổi tiếng, thưởng thức món ăn đặc sản núi rừng và tận hưởng không khí trong lành của vùng đất Tây Nguyên.

Khám phá chương trình tour Măng Đen thú vị tại Latour Măng Đen

TIN MỚI

Return to top