ClockThứ Ba, 27/10/2015 16:39

Món quà quý dành cho các thư viện

TTH - Là công trình nghiên cứu khoa học của thầy giáo Hứa Văn Thành, giảng viên ngành Khoa học Thư viện, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học tập Trường cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Thừa Thiên Huế và đồng tác giả Nguyễn Công Hà, Nguyễn Thị Hồng (Công ty tài liệu trực tuyến VINA, “Giải pháp thư viện số DLIB” được đánh giá là món quà quý cho những người đang học tập, giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng (ĐH,CĐ)…

Hướng dẫn sinh viên sử dụng TVS tại Trường CĐSP TT Huế

Thầy giáo Hứa Văn Thành là một cán bộ trưởng thành trong môi trường giáo dục năng động, sáng tạo của Trường CĐSP Thừa Thiên Huế. Năm 1985, tốt nghiệp loại giỏi, thầy Thành được giữ lại trường, từ chàng sinh viên khoa Vật lý, cơ duyên đã đưa thầy thành một thủ thư, sau này khi Trường CĐSP thành lập ngành “Khoa học thư viện”, thầy kiêm giảng viên của khoa. Gắn bó với nghề thủ thư, lại được đào tạo bài bản và tâm huyết với nghề, trong quá trình công tác, bắt kịp với sự phát triển của thế giới số, thầy Hứa Văn Thành đã nghiên cứu về giải pháp thư viện số (TVS), một mô hình thư viện áp dụng công nghệ thông tin nhằm thay cho thư viện truyền thống…

Thầy Thành tâm sự: “Thư viện điện tử, TVS làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý và hoạt động của thư viện từ khâu thu thập, xử lý nghiệp vụ, quản lý tài liệu đến khâu phục vụ người dùng, tạo lên sự liên kết trong hệ thống thư viện không biên giới”. Hiện nay, phần lớn các thư viện đã đều có trang bị phần mềm thư viện điện tử để quản lý thư viện truyền thống, gồm các đầu sách, tạp chí, luận án, luận văn,… tương ứng với các module như Biên mục, Tra cứu, Quản lý lưu thông, Quản lý bổ sung, Quản lý ấn phẩm định kỳ… Tuy nhiên, với xu hướng sử dụng internet, tìm kiếm và khai thác, đọc tài liệu trực tuyến trở thành nhu cầu của người đọc đòi hỏi công tác thư viện phải thay đổi hơn nữa. Để xây dựng và tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú của thời đại số hóa, giải pháp TVS DLib mà thầy Thành nghiên cứu giúp thư viện phối hợp với các phòng nghiệp vụ phát triển nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí và khuyến khích bạn đọc, giảng viên, sinh viên hay các nhà nghiên cứu chia sẻ các tài nguyên lên hệ thống thư viện của nhà trường. DLib cũng cung cấp giải pháp liên kết thư viện các trường đại học cao đẳng khác để tạo thành một nguồn tài nguyên dùng chung. Bên cạnh đó, giải pháp DLib còn tích hợp với TaiLieu.VN, trang web cung cấp nguồn tài nguyên cộng đồng rất lớn trên mạng xã hội.
Với công nghệ TVS, nguồn tài nguyên từ chính nhà trường được khai thác từ chương trình đào tạo các ngành nghề của trường giúp giảng viên và sinh viên tham khảo để phát triển các kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ. Nguồn tài nguyên này là những giáo trình, giáo án hay bài giảng được giảng viên nhà trường sử dụng vào công việc giảng dạy và tham khảo cho sinh viên. Ngoài ra, thư viện cũng có thể số hóa phần mở đầu hoặc nội dung tổng quát của những đầu sách mà thư viện đã mua hàng năm nhằm giới thiệu được nguồn sách này đến với đông bảo bạn đọc và cũng để tiết kiệm chi phí, cho phép sinh viên, giảng viên có thể đọc trực tuyến nội dung chính của sách. Tài nguyên được xây dựng và chia sẻ bởi cộng đồng người dùng TaiLieu.VN với hơn 5.5 triệu thành viên, đây là nguồn tài nguyên phong phú giúp giảng viên, sinh viên có nguồn tài liệu tham khảo rất lớn và thực tế. Trên trang web này hiện có trên 1,2 triệu tài liệu, bao gồm tất cả các chủ đề và lĩnh vực với hơn 30 ngàn nguồn tài liệu mới được cập nhật mỗi tháng. Liên kết giữa thư viện trong hệ thống TaiLieu.VN cho phép giảng viên và sinh viên của trường CĐSP Thừa Thiên Huế có thể tham khảo và khai thác nguồn tài nguyên từ các thư viện của các trường khác một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Công trình của thầy Hứa Văn Thành thuyết phục được Ban giám hiệu Trường CĐSP và được triển khai đưa vào hoạt động tại trường từ tháng 12/2012 với địa chỉ: http://thuvienso.cdsphue.edu.vn/”. Công trình làm lợi cho Trường CĐSP gần 2 tỷ đồng về hạ tầng CNTT, trang bị máy chủ, số hóa tài liệu, thiết kế trang web... Hiện tại, giảng viên của trường được cấp tài khoản miễn phí, sinh viên đóng 5.000đ/tháng và được sở hữu một số lượng tài nguyên số khổng lồ trên 1,2 triệu tài liệu số để phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu tại trường. Ngoài ra, giải pháp của công trình TVS DLib cũng đã được nhân rộng cho thư viện các trường, như Đại học Khoa học, Sư phạm, Kinh tế, Khoa Du lịch (Đại học Huế), CĐCN Huế, TC Âu Lạc Huế... và trên 100 trường đại học, cao đẳng, trung tâm học liệu, thư viện công cộng trong toàn quốc.
Tâm sự về thành công của công trình, thầy Hứa Văn Thành không quên nhắc tới vai trò của BGH, đặc biệt là NGUT Hoàng Ngọc Quý, người đã vô cùng quan tâm và động viên thầy mạnh dạn nghiên cứu và nhanh chóng đưa vào áp dụng. Thầy Thành cho rằng, người làm khoa học, ở môi trường nào cũng vậy, nếu được quan tâm động viên thì sẽ có những công trình hữu ích. Chính hàng ngàn giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường sử dụng TVS để tiếp cận nguồn tài nguyên số vào nghiên cứu khoa học, giảng dạy, tự học … là động lực để thầy tham gia cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII, năm 2015 và đạt giải ba lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Bài, ảnh: Hương Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF

Hiện nay, các mặt hàng thực phẩm đang được tiêu dùng trên thị trường phần nhiều sử dụng bao bì làm từ nilon. Điều này phần nào gây nên tình trạng phát thải nhựa lớn. Dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF” của Khoa Môi trường, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế cung cấp giải pháp bảo vệ môi trường và giảm rác thải nhựa.

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF
“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”

TIN MỚI

Return to top