ClockThứ Hai, 04/06/2018 13:30

Mong có đường lâm sinh hơn được đền bù

TTH - Người dân thôn Thủy Yên Thượng (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) phản ánh, sau khi hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam thi công xong, đã làm mất tuyến đường vào rừng, khiến hàng chục ha rừng sản xuất của người dân không thể thu hoạch dù đã quá tuổi.

Hiện tượng bình thườngNước ngầm rò rỉ từ chân đập Hồ chứa Thủy Yên (Lộc Thủy, Phú Lộc)

 Việc thi công hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam khiến người dân không có đường để vào khai thác tràm

Tiền thì thấy nhưng không lấy được

Năm 2010, dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam được khởi công và đến giữa năm 2017 đã chính thức bàn giao đưa vào vận hành sử dụng. Để phục vụ thi công, nhiều diện tích rừng sản xuất của người dân thôn Thủy Yên Thượng được đền bù để thu hồi phục vụ thi công. Còn lại một số diện tích cách xa lòng hồ không thuộc diện đền bù. Từ khi công trình bắt đầu thi công đến nay, những con đường lâm sinh để các phương tiện và máy móc vào khai thác rừng trước đó cũng đã bị san lấp; dẫn đến hiện trạng không có đường để đi vào rừng thu hoạch, dù rừng tràm đã quá tuổi từ 2-3 năm.

Theo thống kê của UBND xã Lộc Thủy, có 28 hộ dân thôn Thủy Yên Thượng đang bị ảnh hưởng. Tổng diện tích rừng còn lại nằm phía trong hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam là 40,8 ha; hầu hết đang trong và quá thời kỳ thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Trác (thôn Thủy Yên Thượng) cho biết, rừng tràm của người dân đã 7-8 năm tuổi, trong khi đó khoảng 5 năm đã thu hoạch được. Không có đường đi, nên không có bất kỳ phương án nào để vận chuyển, dẫn đến các đầu mối từ chối thu mua. Trung bình mỗi ha rừng tràm bán được 50 triệu đồng, tính ra mỗi hộ dân đang có cả mấy trăm triệu đồng nằm trên rừng. Tiền thì thấy đó, nhưng lại không thể lấy được.

Ông Phạm Văn Nhật, một hộ dân có rừng nằm phía trong hồ chứa nước bày tỏ, do rừng quá tuổi, thân tràm rất to, vào mùa mưa bão chỉ sợ cây gãy đỗ. Nếu gãy, không những không bán được mà còn tốn thêm công thu dọn và trồng lại. Đáng ra, khi xây dựng công trình hồ chứa nước này, cơ quan chức năng phải tính toán đến phương án mở lại con đường lâm sinh cho người dân chúng tôi.

Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy cho biết, giữa năm 2017 xã có nhận được đơn kiến nghị của người dân thôn Thủy Yên Thượng. Sau khi xác minh, thấy đây là nguyện vọng quá cấp thiết nên UBND xã đã có văn bản gửi các cấp đề nghị sớm giải quyết cho người dân, giúp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, bởi đa số hộ dân nơi đây, kinh tế chủ yếu dựa vào rừng, không bán rừng sẽ không có nguồn sinh kế.

Mong có đường hơn được đền bù

Ông Phan Công Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc thông tin, nhận đơn khiếu nại của người dân, UBND huyện đã tổ chức cuộc làm việc giữa các bên, gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam, UBND huyện và đại diện các hộ dân có rừng. Tại cuộc làm việc, tất các bên đều đồng tình nguyện vọng của người dân là chính đáng và cần thiết. Theo đó, có hai phương án được đưa ra, thứ nhất là làm đường lâm sinh cho người dân; thứ hai là thống kê lại diện tích và đền bù cho người dân. Cuộc họp cũng thống nhất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn phương án phù hợp nhất để tham mưu cho UBND tỉnh quyết định.

Theo ông Nguyễn Văn Trác, trong hai phương án, người dân mong muốn có con đường lâm sinh hơn là đền bù. Kinh tế của thôn Thủy Yên Thượng chủ yếu dựa vào rừng, có đền bù rồi tiền tiêu cũng hết, nhưng có rừng sẽ làm ăn, phát triển kinh tế lâu dài.

Ông Trương Văn Giang, Trưởng phòng Quản lý Xây dựng công trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Ban quản lý Dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam cho hay, đây là nhu cầu cần thiết của người dân, nên Sở đã có văn bản tham mưu và đề nghị UBND tỉnh xem xét chủ trương để đầu tư 2,5km đường lâm sinh nhằm tạo điều kiện cho người dân vào khai thác rừng. Qua đây, Sở cũng mong muốn UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo kịp thời, để sớm triển khai làm đường, giúp người dân thu hoạch rừng trước mùa mưa lũ năm nay.

Dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Thuỷ Yên - Thuỷ Cam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt từ năm 2008 và điều chỉnh quy hoạch đầu năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 654 tỷ đồng bằng vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư; Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam là đơn vị tư vấn thiết kế; Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải thi công. Năm 2017, công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top