ClockThứ Bảy, 08/07/2017 16:53

Mong có số nhà

TTH - Phường An Tây được thành lập từ năm 2007 với 5 khu vực và 10 tổ dân phố, là một trong những phường mới của TP. Huế. Đây cũng là nơi thành lập một số khu tái định cư mới cho người dân. Tuy việc bố trí dân cư khá ổn định nhưng hiện tại, một số khu vực của phường vẫn xảy ra tình trạng “nhà không số, phố không tên”.

Người dân lấy số lô làm địa chỉ nhà

Khảo sát các tuyến đường ở khu tái định cư như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Thận… thuộc phường An Tây cho thấy, nhiều ngôi nhà xây  dựng khang trang nhưng để trống biển số, một vài nhà có kinh doanh phải “chữa cháy” ghi địa chỉ bằng số lô đất. Theo đó, các tuyến đường kiệt nối hai đường này cũng không tên. Một người dân sống ở đây cho biết: “Tình trạng không có số nhà gây bất tiện rất nhiều cho người dân. Mỗi lần nhận hàng hóa hay thư từ của người thân là mỗi lần khổ sở vì không có địa chỉ cụ thể, nhiều khi tôi phải lên tận bưu cục nhận hàng vì nhân viên không giao được hàng. Người thân hay bạn bè lâu ngày đến chơi cũng không tìm được nhà, điện thoại chỉ hoài vẫn không được phải ra tận đường chính để đón”.

 Tại buổi tiếp xúc với cử  tri của HĐND tỉnh cuối tháng 6 vừa qua, cô Lê Thị Minh Loan ( nguyên Hiệu trưởng Trường mầm non An Tây) cũng đã có ý kiến về việc nhiều tuyến đường tại địa phương không được đánh số nhà, gây bất tiện cho người dân.

Anh Nguyễn Sơn, cán bộ địa chính phường An Tây cho biết, tình trạng nhà không số chủ yếu nằm ở khu tái định cư mới. Thời gian qua, phường An Tây đã tích cực đề nghị thành phố cấp số nhà, nhưng trong một số thửa đất phát sinh nhiều số nhà nên cần phải xem xét, rà soát lại. Còn một số tuyến đường phụ chưa có tên đường do không đủ độ dài quy định để đặt tên đường, nhưng nếu tính là kiệt thì lại thiệt thòi cho người dân, vì đây là khu tái định cư mới nên vẫn còn đang trong quá trình xem xét, tìm phương án có lợi nhất...

Người dân sinh sống ở đây đang mong chính quyền sớm có giải pháp thích hợp trong việc định vị số nhà, đường kiệt để thuận tiện cho sinh hoạt cũng như việc quản lý điều hành của địa phương.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ quên “xóm lụt”

Gọi là “xóm Gióng” (phường An Tây, thành phố Huế) bởi xưa kia những người dân cư ngụ ở đây có nghề đi mây và “thắt gióng”.

Bỏ quên “xóm lụt”
Vướng mắc khi xây dựng khu tái định cư cho người dân Phong Xuân

Việc đầu tư hạ tầng khu tái định cư (TĐC) di dời các hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sụt lún tại khu vực quanh mỏ đá vôi Phong Xuân (Phong Điền) bằng nguồn kinh phí ngân sách là không có cơ sở. UBND huyện Phong Điền đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm bố trí kinh phí để triển khai đầu tư hạ tầng TĐC cho người dân.

Vướng mắc khi xây dựng khu tái định cư cho người dân Phong Xuân
“Được mùa” thu tiền sử dụng đất

Tín hiệu lạc quan trong năm nay là nguồn thu tiền sử dụng đất đạt gấp đôi so với kế hoạch đề ra. Theo đó, chỉ tiêu tỉnh giao về thu thuế sử dụng đất năm 2020 là 962 tỷ đồng, song con số thu được hơn 2.100 tỷ đồng. Nhờ thế, nguồn thu ngân sách năm nay đạt 8.455 tỷ đồng, vượt hơn 11% so với kế hoạch.

“Được mùa” thu tiền sử dụng đất
Ân tình bên hồ Tả Trạch

Về khu tái định cư (TĐC) Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc hỏi ông Hồ Đa Thê ai cũng biết và đều bày tỏ sự thán phục. Ông Thê là người có công lớn đùm bọc, “dìu dắt” người dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy bị ảnh hưởng dự án xây hồ Tả Trạch hơn 15 năm trước đến vùng đất mới lập nghiệp để rồi xây dựng trở thành làng quê trù phú, đáng sống hôm nay.

Ân tình bên hồ Tả Trạch
40 HỘ DÂN KHU TÁI ĐỊNH CƯ QUAI CHÈO CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:
UBND phường Hương Hồ đang tiến hành các thủ tục

Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của người dân tổ dân phố 2, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà về việc 40 hộ dân ở đây chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) dù đã lên bờ định cư hơn 10 năm nay.

UBND phường Hương Hồ đang tiến hành các thủ tục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top