ClockThứ Sáu, 03/04/2020 10:28

Mong một lần được nghe con gọi lại “ba ơi”

TTH - Chúng tôi đến thăm anh Nguyễn Văn Thông, 27 tuổi, thợ cơ khí ở thị trấn Phong Điền, sau khi một đồng nghiệp đưa xem bức ảnh anh nằm vô thức, người chỉ còn da bọc xương khiến ai nhìn thấy cũng nao lòng.

Các con của chị Sen mong được “tiếp sức” để đến trườngNgôi nhà 11m2 “gánh” 2 người bệnh nặngQuỹ Sen xanh: Gia đình chị Diễm cần một chỗ ở

Ông Thuận chỉ mong được nghe con gọi một tiếng “ba ơi”

Thông là con thứ hai trong gia đình có ba người con. Ba anh là cán bộ Hội Người mù huyện, mẹ làm ruộng.

Là một thanh niên khỏe mạnh, làm công thợ lương tháng khoảng 5 triệu đồng, chỉ chờ đến ngày Thông lập gia đình xem như không phụ công nuôi dưỡng của ba mẹ. Nào ngờ, đầu tháng 7/2019, trên đường đi làm về, anh bị tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não. Để cứu con, ba mẹ anh đã vay mượn khắp nơi, nhưng cũng chỉ trụ được hơn 5 tháng điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, chi phí đã hơn 200 triệu đồng mà vẫn không thấy khả quan. Vì không còn khả năng chi trả nên ba mẹ anh đành xin đưa con về nhà chăm sóc. Từ đó đến nay, sức khỏe của Thông xấu đi từng ngày; cố lắm mỗi ngày mẹ anh cũng chỉ đút được cho anh một bát cháo nhỏ. Xót con, nhiều lần ông bà tìm bác sĩ xin điều trị lại, nhưng vì không thể lấy ven nên bác sĩ yêu cầu người nhà tăng cường thêm dinh dưỡng để nâng thể trạng cho anh.

Mẹ anh nghẹn ngào: “Người nói mua thuốc bổ, người bày chưng yến, phải dùng thực phẩm chức năng… Cái chi cũng tiền triệu trở lên… Có ai hiểu, gia đình tôi giờ đến chi phí sinh hoạt cũng ngày có ngày không. Thương con chỉ biết nuốt nước mắt vô trong”.

Để chăm sóc con, mẹ anh bỏ việc đồng áng, chỉ dựa vào đồng lương của ba anh thì thiếu thốn là lẽ đương nhiên. Hai người con gái đã lập gia đình, cuộc sống cũng chật vật, thương anh, thương em họ chỉ biết phụ ba mẹ lạng thịt, mớ cá nấu cháo mà thôi.

Ông Nguyễn Văn Thuận, ba Thông cho biết, nhiều lần thấy anh mở mắt nhìn ba mẹ như muốn nói điều gì đó mà không thể. Ông thở dài: “Chữa khỏi bệnh cho con là điều tôi không dám nghĩ, nhưng chỉ ước chi được nghe con gọi một tiếng mẹ ơi, ba ơi”.

Sự sống của anh Thông vẫn đang được duy trì, chúng tôi rất mong các tổ chức cá nhân có lòng hảo tâm hãy tiếp thêm hy vọng cho người thân của anh để anh có thể tiếp nhận điều trị. Biết đâu kỳ tích lại xuất hiện.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Nguyễn Văn Thuận, tổ dân phố Vĩnh Nguyên, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền; số điện thoại: 0702392338. Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914078282; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ anh Thông, huyện Phong Điền).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Động lực để bứt phá

Năm 2023, tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội trên địa bàn TX. Hương Thủy tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là động lực để Hương Thủy tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Động lực để bứt phá
“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sau gần 2 năm triển khai chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã nhận giúp đỡ, nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trở thành điểm tựa để các em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Return to top