ClockThứ Ba, 16/06/2020 09:11

Mong ngày về

TTH - Huyền “khoe” trên facebook về mẻ bún vừa làm sáng nay. Với đầu bếp có tiếng như Huyền mà việc làm bún thành công khiến bạn vui mừng như thế thì rõ là công đoạn làm bún khó đến chừng nào. Tôi không thuộc loại khéo tay nên không hỏi cụ thể công thức, chỉ thả tim cho bạn vì những nỗ lực để cả nhà có nồi bún bò ngon khi sống cách xa Huế hàng vạn dặm và chợ không bán bún tươi.

Huyền bảo, ở Bali (Indonesia) thức ăn tươi ngon lắm, nhất là hải sản. Phải rồi, hòn đảo xinh đẹp Bali không chỉ là nơi check-in lý tưởng mà còn bởi không khí trong lành, cây trái xanh tươi và hơn cả là thức ăn, gồm cả củ quả, trái cây, hải sản... đều rất ngon và rẻ. Đó cũng là lý do gia đình bạn sau nhiều năm rời Huế lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh nhưng vẫn quyết chọn và thuê đất để làm nhà sinh sống ở Bali.

Huyền nói lý do sâu hơn bạn chọn Bali bởi không khí, môi trường sống có phần gần giống quê hương Phú Thanh (Phú Vang) của bạn. Có đồng ruộng, có đường làng, có chợ hải sản và gần biển nữa. Dù sống ở TP. Hồ Chí Minh đã nhiều năm, công việc kinh doanh khá thuận lợi lại ở trong căn hộ cao cấp tại một khu biệt thự sang trọng, song từ trong sâu thẳm bạn vẫn thích một cuộc sống dân giả như chính quê hương mình. Rồi duyên đưa tới, gia đình bạn cũng chọn được chỗ ưng ý dù không phải là Huế nhưng cũng gần giống Huế. Là bạn nói như thế khi giải thích lý do vì sao không về quê.

Ở xa nhưng bạn vẫn dành rất nhiều tình cảm cho Huế. Năm nào bạn cũng về quê một đôi lần, và bao giờ cũng có những phần quà thiết thực cho người thân, nhất là những suất học bổng kịp thời cho trẻ em nghèo hiếu học.

Với chuỗi nhà hàng món Huế ở TP. Hồ Chí Minh, tiêu chí chọn nhân sự của bạn bao giờ cũng ưu tiên cho người Huế. Bạn nói có thể có đôi chút thiên vị, nhưng quê hương vẫn là ưu tiên số một. Bạn nào làm chưa tốt bạn có thể đào tạo, hỗ trợ, cốt là để tạo việc làm tăng thu nhập và nhất là được nghe tiếng mẹ đẻ mỗi ngày. Thế nên, Huyền ấp ủ rất nhiều dự định cho Huế, cho quê hương của mình. Bạn cũng đang tìm đối tác Huế để phát triển chuỗi thương hiệu. Rồi các dự án về an sinh xã hội... Ở những đóng góp, hỗ trợ cho hoàn cảnh khó khăn, mỗi khi có kêu gọi, bao giờ tôi cũng thấy bạn hỗ trợ đầu tiên và nhiều nhất.

Mới tối qua thôi, lại thấy Huyền “khoe” giàn bầu bí, dưa, cà xanh non mơn mởn do bạn tự gieo trồng, chăm sóc. Bạn khoe thành quả rồi khẳng định, có “tay” trồng cây giống mạ (mẹ) nên cây nào cũng trĩu quả. Bạn bè ai cũng vào like, thả tim, khen bạn khéo tay hay làm, nhưng câu chốt của bạn khiến ai cũng lắng lại khi bày tỏ mong ngày về Việt Nam và nhất là về Huế: “Cây trồng đã ra hoa, kết trái, nghĩa là đã hơn ba tháng rồi. Những tưởng ngày về quê đã đến gần, nhưng bây giờ ăn hết lứa bầu, bí này, lứa khác sắp ra hoa nhưng xem chừng ngày về quê còn lâu quá”.

Ở Bali như bạn chia sẻ không ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, thế nhưng các chuyến bay bị ngưng hoạt động nên dù rất nhớ nhà, nhớ quê, gia đình Huyền vẫn không thể về được. Bạn nói nếu về được chắc phải cân nhắc chuyện trở lại Bali, bởi kể cả khi ba đau, Huyền không thể tự tay chăm sóc (dù đã thuê người chăm sóc). Với Huyền đó là nỗi day dứt không nguôi.

Tôi thấy mình may mắn được sống trong một đất nước yên bình và nhất là dịch COVID-19 được khống chế tốt và hơn hết là được ở ngay chính nơi chôn nhau cắt rốn, được cạnh bên ba mẹ để chăm sóc lúc đau ốm, về già. Bởi có những thứ dù có bao nhiêu tiền cũng không thể mua được và có những nơi na ná quê hương nhưng cũng không thể là quê hương, khi thiếu người thân, bạn bè. Tôi biết, Huyền đã thấm thía điều này nên luôn đau đáu mong ngày được về quê.

Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Phía những ngọn đồi

Nhớ năm ấy, tại ngôi làng nhỏ Georgethal của nước Đức, chúng tôi chịu đựng cái lạnh trong nỗi nhớ nhà quay quắt. Tôi hay thơ thẩn ra khu rừng phía nhà ga. Ở đó, cạnh đường ray có một mũi tên gỗ chỉ về phía tây - phía có con đường sắt xuyên sâu vào cánh rừng rồi mất hút. Tôi nhớ nhà, nhớ Huế.

Phía những ngọn đồi
Về nhà

Nắng đã lên cao. Nhìn qua camera, tôi lại thấy tấm thân gầy gò quen thuộc của ngoại lọt thỏm trên chiếc ghế gỗ xếp sát ban công nhìn ra sân xóm. Qua mấy tiềng rồ rồ của hệ thống thu âm, tôi vẫn nghe ngoại hỏi nhiều lần trong vô thức ở cái tuổi 93 quên nhiều hơn nhớ, rằng mấy đứa đã về rồi hay chưa…

Về nhà
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Return to top