ClockThứ Bảy, 23/10/2021 12:19

Mong ước đẫm nước mắt của một người mẹ

TTH - “Bây giờ tui chỉ mong có thể đưa hai anh em nó vào viện cùng lúc, chung khoa để tiện chăm sóc…” Đó là câu nói đẫm nước mắt của bà Nguyễn Thị Thức, mẹ của hai anh em Tôn Thất Dũng và Tôn Thất Hưng ở 8/105 Hàn Mặc Tử, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế đều gặp vấn đề về chân.

Cần những tấm lòng hỗ trợ anh Xuân qua cơn ngặt nghèoBớt khó khăn khi nhận trợ cấp thất nghiệpBố mẹ tật nguyền nuôi con ngoan, học tốt

Bác Thức ngồi bên cạnh anh Dũng, người đã nằm giường suốt 2 năm qua

Từ ngày con gái và con trai lần lượt ly hôn, để lại hai đứa cháu nội (3 tuổi), cháu ngoại (8 tuổi) cho bà chăm sóc, người phụ nữ tuổi sắp lục tuần này tạm dừng công việc buôn bán của mình để ở nhà chăm nuôi cháu. Chồng của bà Thức là ông Tôn Thất Quang cùng con trai là anh Tôn Thất Dũng (28 tuổi) đều làm thợ nề và đây là nguồn thu nhập chính của cả gia đình 3 thế hệ. Riêng người con đầu là chị Tôn Nữ Thu Ngân (31 tuổi) đi làm xa tận Bắc Ninh, tiền bạc cũng không dư dả gì, nay gặp dịch bệnh cũng rơi vào thất nghiệp.

Nếu cuộc sống an lành thì gia đình bà Thức cũng cần kiệm sống qua ngày. Khổ nỗi, vào hai năm trước, anh Dũng, người con thứ hai của gia đình bỗng dưng mắc bệnh, xương đùi cả hai bên bị hoại tử, không đi lại được, mất khả năng lao động. Túng thiếu nhưng gia đình vẫn gom từng đồng để chữa trị cho anh, đến 14/9 vừa rồi đã thay khớp háng một bên chân.

Trước tình cảnh khó khăn của gia đình, là người con hiểu chuyện, em Tôn Thất Hưng (16 tuổi), con út trong gia đình quyết định vào thành phố Hồ Chí Minh làm nghề may, kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhưng mới làm được 3 tháng thì bùng dịch, Hưng chỉ biết mong ngóng dịch nhanh qua để đi làm lại. Một lần nghỉ dịch ấy kéo dài suốt 4 tháng trời. Rồi tai họa đến, vào một ngày đôi chân của Hưng đau nhức, tê buốt không đi lại được. Vì dịch nên không thể đi khám, em chỉ có thể gọi điện cho mẹ rồi nhờ bác sĩ ở quê “khám online” nhưng cũng chẳng có tác dụng gì. May mà Hưng gặp người chủ tốt, được uống thuốc nên bệnh có giảm, nhưng để di chuyển Hưng vẫn cần người dìu mới đi được một hai bước.

Chuyện không dừng lại ở đó, vào một đêm tỉnh dậy để đi vệ sinh, vì không muốn làm phiền đồng nghiệp, Hưng tự vịn vào bàn máy may thì bị máy rơi xuống đầu gối, đôi chân vì thế cũng không cử động được nữa. Nhìn đôi chân ngày càng teo tóp của con qua màn hình điện thoại, vợ chồng bà Thức khóc hết nước mắt, lên phường viết đơn để có thể đưa con mình trở về quê chữa trị.

Ngày 13/10 vừa rồi, Hưng là một trong những hành khách trên chuyến tàu Nam - Bắc đầu tiên hoạt động lại sau khi tạm dừng vì dịch COVID-19. Vì em phải cách ly đủ 14 ngày mới được về nhà nên đến nay vợ chồng bà Thức vẫn chưa được nhìn thấy mặt con. Mừng vì con đã về, nhưng nhà sẽ thêm một bệnh nhân cần thuốc thang, gia đình ba thế hệ không biết lấy đâu ra tiền để ăn, nói gì đến chữa bệnh cho hai anh em Dũng và Hưng?

Trước tình cảnh của gia đình bà Thức, Quỹ Sen xanh Báo Thừa Thiên Huế, mong các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quan tâm giúp đỡ hai người con trai của bà Thức sớm được điều trị.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Bà Nguyễn Thị Thức, 8/105 Hàn Mặc Tử, phường Vỹ Dạ, Huế. Hoặc, Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914.078 282; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, Thừa Thiên Huế.

Hưng hiện đang được cách ly tại phòng 335A2, tầng 3 khu ký túc xá Đại học Huế, đường Hồ Đắc Di. Số điện thoại của Hưng: 0932585744

Bài, ảnh: PHƯỚC CHÂU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Động lực để bứt phá

Năm 2023, tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội trên địa bàn TX. Hương Thủy tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là động lực để Hương Thủy tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Động lực để bứt phá
“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sau gần 2 năm triển khai chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã nhận giúp đỡ, nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trở thành điểm tựa để các em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Return to top