ClockThứ Sáu, 28/10/2022 07:00

Mong xây bờ kè, chống sạt lở dọc sông Bồ

TTH - Cứ mỗi mùa mưa bão đến, người dân tổ dân phố (TDP) Lai Thành 2 (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) lại nơm nớp lo sợ. Ngoài ngập lụt ruộng vườn, nhà cửa do là vùng thấp trũng, thì tình trạng sạt lở bờ sông Bồ diễn ra ngày càng nặng nề, phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sản xuất và cuộc sống của người dân nơi đây…

Đẩy nhanh tiến độ kè Tả Trạch

Một điểm sạt lở bờ sông Bồ tại TDP Lai Thành 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà

Có mặt tại thôn Lai Thành 2 sau khi cơn bão số 5 vừa qua, chúng tôi được người dân chở bằng ghe đuôi tôm đi khảo sát một vòng trên sông Bồ. Rất nhiều điểm sạt lở mới xuất hiện dọc bờ sông. Nhiều cây cối như: tre, hóp, mưng… vẫn còn “bám trụ” trên dòng sông, dù đất đai đã sạt lở gần hết. Theo người dân, nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã cuốn đi rất nhiều cây cối, hoa màu, đất đai xuống dòng sông, gây nên tình trạng sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư. Sạt lở kéo dài khoảng 800m, những chỗ sạt lở nặng tạo thành vách đất dựng đứng, có đoạn ăn sâu vào đất vườn từ 5-7m. Những điểm sạt lở này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến 9/50 hộ dân đang sống dọc bờ sông, khiến người dân rất lo lắng. Ngoài ra, điểm sạt lở cách cầu Hiền Sỹ nối phường Hương Vân với xã Phong Sơn (Phong Điền) chỉ khoảng gần  100m, nguy cơ ảnh hưởng đến móng chân cầu này.

Anh Nguyễn Lưu, TDP Lai Thành 2 cho biết, hiện tượng sạt lở bờ sông Bồ, đoạn thôn Lai Thành 2 diễn ra từ năm 2014 đến nay. Mỗi năm sạt lở một ít. Tuy nhiên, cơn lũ lụt vừa qua đã lấn sâu vào đất vườn nhà anh 6m với chiều dài 50m, lấy đi của gia đình anh 300m2 đất. Anh cũng như nhiều hộ dân đã đổ giải hạ, đá, sỏi để ngăn chặn sạt lở; tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, nếu mưa lũ lớn, bờ sông sẽ tiếp tục sạt lở.

“Hiện nay, mới chỉ đầu mùa mưa bão, nếu mưa lớn, thủy điện xả lũ, nguy cơ vườn mai với hàng ngàn gốc mai giống của gia đình tôi gây dựng hơn chục năm nay sẽ trôi theo dòng nước; mong các cấp chính quyền có biện pháp kịp thời để xây dựng kè, tránh bờ sông tiếp tục sạt lở”. Anh Lưu nói.

Gần đó, ngôi nhà của bà Lê Thị Thủy cũng nằm cạnh khu vực sạt lở. Bà Thủy cho biết: Trước đây, bờ sông nằm cách xa nhà hàng chục mét, nhưng 2 năm trở lại đây trải qua nhiều đợt sạt lở giờ đã ăn sâu vào sát nhà. Những bụi tre và đất nông nghiệp của gia đình cứ lần lượt bị cuốn trôi sau những đợt sạt lở như vậy. Riêng sau cơn mưa lũ do bão số 5 vừa qua đã lấn vào đất vườn bà 5m, bờ sông chỉ còn cách nhà bà khoảng 5 mét. Để đảm bảo an toàn tính mạng, mỗi khi có thông báo mưa bão là bà phải sơ tán lên nhà con trai ở trên đồi, cách nhà khoảng 1km. Hiện nay, dù bão lũ đã qua, nhưng bà vẫn không dám ở lại nhà vào đêm tối, bởi sợ sạt lở bờ sông làm... sập nhà.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hương Vân thông tin: Mùa mưa bão là thời điểm tình trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp và nguy hiểm, đặc biệt là tại TDP Lai Thành 2. Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, trong các đợt bão lũ, chính quyền địa phương đã tiến hành di dời các hộ dân ở vùng thấp trũng, xung yếu trên địa bàn phường đến nơi an toàn. Đối với TDP Lai Thành 2 là khu vực được chính quyền đặc biệt quan tâm trước tiên, trong đó, đợt bão lũ số 5 vừa qua, chính quyền đã di dời 7 hộ, 31 khẩu đang sống cạnh khu vực sạt lở đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chúng tôi mong muốn các cấp thị xã, tỉnh, Trung ương hỗ trợ để xây kè chống sạt lở bờ sông Bồ qua thôn Lai Thành 2 để người dân yên tâm sản xuất, sinh sống.

"Tấc đất, tấc vàng", đối với người nông dân, kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp thì đất đai được xem là của cải lớn nhất mà họ có. Nếu tình trạng sạt lở không được xử lý kịp thời, thì người dân sẽ còn chịu nhiều thiệt hại hơn nữa. Nguyên vọng xây kè của người dân và chính quyền địa phương là chính đáng. Rất mong các cấp, các ngành sớm quan tâm, đầu tư xây kè để họ có thể yên tâm sinh sống, sản xuất, không lo sợ khi mùa mưa bão về.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vừa phòng dịch, vừa thi công

Tại công trình kè chống sạt lở biển Vinh Hải (Phú Lộc), thường nhật có từ 200-250 công nhân, thời điểm hiện tại chỉ có 100 công nhân làm việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Vừa phòng dịch, vừa thi công
Ngắm công trình kè trăm tỷ trước mùa mưa bão

Cũng với kè biển Hải Dương, kè Quảng Công, Phú Thuận đã và đang thi công khi hoàn thiện ngoài chống sạt lở biển, bảo vệ khu dân cư, công trình còn giúp ổn định đường bờ trên cơ sở đường bờ hiện tại và hình thành hệ thống công trình chống sạt lở bờ biển từ huyện Phong Điền đến Phú Vang.

Ngắm công trình kè trăm tỷ trước mùa mưa bão
Chống sạt lở tại Hương Thọ: Gấp rút trước mùa mưa bão

Theo Chủ tịch UBND xã Hương Thọ (TX. Hương Trà, tổng chiều dài các điểm sạt lở trên địa bàn xã khoảng 2,4km, có nơi sạt lở ăn sâu vào 40m. Hiện, 4 điểm trọng yếu thi công chống sạt lở với chiều dài khoảng 660m, tổng kinh phí thực hiện trên 24,5 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Chống sạt lở tại Hương Thọ Gấp rút trước mùa mưa bão
Phú Thuận: Cần bờ kè chống sạt lở

Xã Phú Thuận (Phú Vang) là địa phương ảnh hưởng nặng nề do biển xâm thực, sạt lở, nhất là các hộ dân thôn Tân An, Tân Trung. Có nơi, nhà dân chỉ cách mặt biển tầm 400 mét. Nhiều hộ dân buộc phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn.

Phú Thuận Cần bờ kè chống sạt lở

TIN MỚI

Return to top