Thế giới

Moody’s: Triển vọng ngành hàng không toàn cầu dần khởi sắc

ClockChủ Nhật, 16/05/2021 15:51
TTH.VN - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây đã nâng triển vọng tín nhiệm đối với ngành hàng không toàn cầu từ tiêu cực sang “tích cực”, phản ánh việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ngày càng tăng ở khắp các nước sẽ thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, giúp ngành này phục hồi sau những tổn thất nặng nề do đại dịch.

Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019Đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch hàng khôngMỹ: Số lượng hành khách hàng không tăng mạnh kể từ tháng 3/2020Ngành hàng không sẽ “cất cánh trở lại” nếu có sự đổi mới

Máy bay của hãng KoreanAir xếp hàng dài ở sân bay Incheon, Soeul. Ảnh: YONHAP/Nhandan

Theo nhận định của Moody’s, sự phục hồi rộng rãi của du lịch hàng không có thể sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2021 và tăng tốc đến năm 2022.

Tổ chức xếp hạng này dự báo ​​xu hướng gia tăng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ kéo dài trong nhiều quý cho đến năm 2023, dựa trên hy vọng rằng việc tăng cường tiêm chủng COVID-19 trên toàn cầu sẽ cho phép chính phủ các nước nới lỏng các rào cản về nhập cảnh cho khách du lịch và tái nhập cảnh cho người dân trở về quê nhà.

Phó chủ tịch cấp cao Jonathan Root của Moody’s cũng cho rằng việc tăng cường tiêm chủng sẽ giúp giảm bớt các biện pháp kiểm soát ở biên giới và thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong khoảng 12-18 tháng tới.

Du lịch nghỉ dưỡng dự kiến sẽ khởi sắc đầu tiên, trong khi các chuyến công tác đường dài quốc tế sẽ theo sau với tốc độ chậm hơn, ông Jonathan Root nhận định. Đồng thời, ông cũng cho rằng việc khôi phục hoạt động hàng không sẽ giải tỏa nhu cầu đi lại với mục đích thăm bạn bè, người thân và nghỉ dưỡng. Khi các văn phòng ở nhiều quốc gia mở cửa trở lại vào mùa thu năm nay, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi việc đi lại của các doanh nghiệp.

Moody's cũng dự báo ​​nhu cầu đi lại quốc tế đường dài sẽ tăng vào cuối năm 2021, từ đó giúp đẩy mạnh các hoạt động giải trí và du lịch.

Mặc dù vậy, tổ chức xếp hạng tín nhiệm này vẫn nhận định rằng ngành hàng không toàn cầu sẽ tiếp tục chịu lỗ và có tỷ suất lợi nhuận hoạt động âm trong cả năm 2021, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020.

Moody's cho biết sẽ xem xét thay đổi đánh giá triển vọng thành mức “ổn định” nếu tốc độ tăng trưởng dự kiến hàng năm của nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trên các thị trường chính giảm xuống dưới 15%. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại giảm sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của Moody's về triển vọng các hãng hàng không toàn cầu.

Moody’s cũng cảnh báo rằng sự thiếu hiệu quả của các loại vaccine nhằm chống lại các biến thể có thể có trong tương lai của virus SARS-CoV-2 sẽ là nguyên nhân có thể dẫn đến việc sụt giảm nhu cầu đi lại cho đến năm 2023.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The Star)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự

Theo các chuyên gia trong ngành, ngành hàng không toàn cầu thời hậu đại dịch vẫn không thiếu những thách thức, từ việc giữ giá vé máy bay ở mức phải chăng – nhất là trong các mùa lễ hội khi tỷ suất lợi nhuận “mỏng như dao cạo”, cho đến việc có đủ lực lượng lao động tận tâm với nghề.

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự
Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch quốc tế đang trên đà trở lại mức trước đại dịch vào năm 2024. Đây cũng là giai đoạn Thừa Thiên Huế cần thực hiện nhiều chiến lược để phục hồi mạnh mẽ thị trường khách quốc tế.

Tạo đà phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top