ClockThứ Năm, 20/11/2014 10:24

Một dấu ấn của nghệ thuật đương đại

TTH - Trong bối cảnh giáo dục, đào tạo tại các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước không ít giảng viên có bằng cấp, nhưng ít thực tài, gần như không có hoạt động triển lãm, biểu diễn nào đáng kể, dạy “chay” thì Nguyễn Thị Thanh Mai là một nhân tố góp phần làm sáng khung cảnh đào tạo nghệ thuật.

Sinh năm 1983, Nguyễn Thị Thanh Mai thuộc số ít khi vừa là giảng viên trẻ có năng lực, đầy nhiệt huyết vừa là nghệ sĩ có nhiều hoạt động triển lãm, dự án nghệ thuật. Là gương mặt ấn tượng của Trường đại học Nghệ thuật Huế, giới tạo hình nhận định, cô là một trong những nữ nghệ sĩ thị giác đáng nể nhất của nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngoài Ly Hoàng Ly, Trinh Thy, Lý Trần Quỳnh Giang...

Th.S Nguyễn Thị Thanh Mai-Giảng viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng (ĐH Nghệ thuật Huế)
Thoạt tiên, Thanh Mai đến với mỹ thuật bằng con đường nghiên cứu sơn mài ứng dụng. Sau 5 năm học tập, tốt nghiệp, ở lại trường giảng dạy và mở một shop sơn mài nho nhỏ, chỉ bày bán những thứ mình thiết kế và thêm một ít của người khác. Cứ tưởng Mai an phận bằng lòng với nghiệp dạy học và niềm vui thiết kế, nào ngờ, cuộc sống đưa đẩy (hoặc nội tâm thúc bách), dần dà Mai bộc lộ tố chất của một nghệ sĩ tạo hình đa phương tiện với một khí lực mạnh mẽ.
Năm 2008 thực sự là cột mốc đánh dấu tên tuổi của Mai trong giới tạo hình đương đại khi cô tham gia Dự án trao đổi giữa các nữ nghệ sĩ Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc), mang tên “In the Course of Our Contacts” dù trước đó, năm 2004, 2006, 2007 Mai có tham gia triển lãm nhóm nhưng không rõ nét lắm. Tác phẩm tham gia dự án thể hiện sự sắc nhọn và tê buốt khi cô dùng nước đá đông cứng vô số gai nhọn của cây bồ kết (hạt bồ kết được phụ nữ ngày trước hay dùng gội đầu, nay đã lùi vào quá khứ, nhường bước cho các loại dầu gội) và rồi để nó tự tan chảy trong tiến trình triển lãm.
Một trong những tác phẩm tạo hình bằng gai bồ kết của Thanh Mai
Gai bồ kết được Mai sử dụng lặp lại nhiều lần như là một chất liệu tạo hình có tính biểu tượng nước đôi qua sự tương phản tùy thuộc vào từng tác phẩm và không gian tạo hình cụ thể.
“Những vết tích của nỗi đau”( The vestiges of pain) cũng là một chùm tác phẩm tiêu biểu của Mai khi cô giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Bản sắc qua nghệ thuật thị giác” tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Tp. Huế) năm 2012. Sắp đặt kết hợp ánh sáng, tác giả dùng mủ cao su, cà chua sống và chỉ khâu-một vật dụng quen thuộc của phụ nữ-âm thầm khâu vá và che dấu nỗi đau của chính họ. “Đối với phụ nữ, sự giận dữ, đau đớn và sợ hãi đôi khi được giấu kín bên dưới lớp vỏ của sự câm lặng, rồi chờ thời gian bào mòn… Bên dưới lớp vỏ đó, tôi muốn khám phá sự chuyển động âm thầm của ký ức, của nỗi đau…” , Thanh Mai bộc bạch.
Tác phẩm của Mai thu hút được chú ý của công chúng, giới nghệ sĩ thị giác, đặc biệt là các giám tuyển nghệ thuật (curator). Đó là cơ hội để cô tham gia triển lãm, dự án nghệ thuật, nhiệm trú sáng tác tại các không gian nghệ thuật uy tín bậc nhất Việt Nam như Sàn Art (Tp.HCM), New Space Art Foundation (NSAF-Huế), Bảo tàng Mường Thanh (Hòa Bình)... Mai còn tham gia nhiệm trú tại Hàn Quốc (2013), Cambodia (2014) và triển lãm nhóm các nghệ sĩ Đông Nam Á -Dự án “Các con sông đang biến đổi” đã đưa tác phẩm của cô chu du qua các trung tâm nghệ thuật từ Việt Nam đến Cambodia, Thailand, Myanma, Philippine, Indonesia (2012). Được biết, năm tới Nguyễn Thị Thanh Mai sẽ nhiệm trú sáng tác tại Đức một thời gian.
Bảy năm làm giảng viên và hoạt động nghệ thuật chưa phải là quãng đường dài, nhưng Nguyễn Thị Thanh Mai bước đầu đã có những thành công ngoạn mục, mở ra hướng đi mới mà không dễ mấy giảng viên-nghệ sĩ may mắn có được. Bạn bè đồng nghiệp luôn nể trọng và đánh giá cao thái độ nghiêm túc trong hoạt động giảng dạy; sinh viên kính phục vì được học với một giảng viên-nghệ sĩ thứ thiệt, trẻ trung, nhiệt huyết và dấn thân thực sự cho nghệ thuật.
Bài, ảnh: Võ Xuân Huy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Return to top