ClockThứ Sáu, 15/04/2016 06:19

Một đời giữ thơ

TTH - Chưa từng một ngày trong quân ngũ nhưng ông Hoàng Phước Báu (62 tuổi) đã gìn giữ những bài thơ về người lính suốt 50 năm qua.

Những mảnh giấy hiếm hoi ghi lại những vần thơ ông Báu lưu giữ

Ngâm thơ từ thiếu thời

Ông kể, những năm còn sống ở quê (làng Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền), hằng đêm thấy lực lượng giải phóng quân tập hợp thanh thiếu niên tổ chức văn nghệ lại sở hữu chất giọng ngâm thơ tốt, ông được các chiến sĩ hướng dẫn thêm và biểu diễn cùng họ. Thơ của những người lính cứ thế đi vào tâm thức, nuôi dưỡng cho ông lòng yêu Tổ quốc, yêu các chiến sĩ cách mạng. Cuối năm 1967, do nhiều nguyên nhân, gia đình chuyển ông ra Quảng Trị. Sống trong vùng bị chiếm đóng, không thể mang thơ đi theo, nhưng hằng đêm ông vẫn đóng cửa tập ngâm những bài thơ ấy. Dừng lại câu chuyện, ông bảo: “Sợ quên mà không dám chép vào giấy, cứ đọc đi đọc lại để nhớ. Thời gian sau này đất nước giải phóng, đi làm công việc về giao thông cho đến tuổi nghỉ hưu vẫn sử dụng cách đó để lưu giữ những bài thơ, đến chừ cũng gần 50 năm rồi”.

Năm 1976, trong ngày tập trung của Trường trung học Kỹ thuật Huế, ông lên ngâm bài thơ “Trước giờ nổ súng” và được mọi người hoan nghênh. Cũng từ đó, những hội diễn văn nghệ ở nhiều nơi thường xuất hiện cái tên Hoàng Phước Báu với những lời thơ do các chiến sĩ giải phóng quân sáng tác. “Khi đó, tui cũng là Chi hội trưởng Thanh niên giải phóng ở thôn Vỹ Dạ, xã Hương Lưu, huyện Phú Vang nên có điều kiện để ngâm thơ cho mọi người trong xã nghe”, ông Báu nói thêm.

Về việc lưu giữ những bài thơ ấy, ông Báu bày tỏ: “Những câu thơ ấy dạy cho tui lòng yêu Tổ quốc. Thơ là tâm tình rất thực của người lính, nhẹ nhàng mà sâu sắc, kiên cường mà yêu chuộng hòa bình. Hình ảnh của họ như thần tượng trong lòng tui, khiến tui rất mê những bài thơ của họ. Từ đó tui nghiên cứu cách ngâm”.

Dạy con cháu bằng thơ

Trở lại, chúng tôi thấy ông Báu đang chép những bài thơ cách mạng trên cuốn sổ mới. Tay ông nắn nót từng chữ. Ông bảo: “Tui nhớ được khoảng 12 bài thơ, có những bài nhớ chưa kỹ. Không rành về công nghệ thông tin, nên nhờ con tìm thử trên mạng. Có bài có, nhưng cũng có bài tìm mãi chẳng ra, phải chạy đi hỏi những người xưa, người thuộc câu này câu khác để ghi cho chính xác”.

Bài thơ “Người chiến sĩ Giải phóng quân” ông Báu vừa chép lại

Cách để ông Báu truyền lại tình yêu cho con cháu mình nói riêng, lớp trẻ nói chung cũng từ những bài thơ ấy. Ông kể, mỗi lần địa phương có cuộc họp, hay ở đâu có chương trình gì, ông lại tranh thủ “góp” tiết mục văn nghệ bằng câu thơ của những người lính. Trong gia đình, con cháu là những người được nghe nhiều nhất, vì ông quan niệm, dù thời bình thì những vần thơ ấy vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và đầy tính giáo dục. “Con tui nghe thơ này cũng thích lắm. Bây giờ tui chép lại sợ sau này già không còn minh mẫn nữa là quên. Có thời gian lại lục trí nhớ chép. May mắn là con cháu thấm những lời dạy của mình nên rất ủng hộ tui làm việc này”, ông Báu kể.

Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn Cao và ký ức thơ, nhạc, họa

Nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ Văn Cao được biết đến là một trong những nghệ sĩ tài danh hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ca khúc “Tiến quân ca” của ông được chọn là Quốc ca Việt Nam. Năm 2023 là tròn 100 năm ngày sinh của bậc tài danh ấy (15/11/1923 - 15/11/2023).

Văn Cao và ký ức thơ, nhạc, họa
Thiền & đất Huế

Chỉ hơn 1 tuần lễ nữa, ở Huế diễn ra Tuần lễ Thơ Thiền Việt Nam. Sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Tâm Việt.

Thiền  đất Huế
Ngọn lửa thức

Câu chuyện dũng sĩ Đan-tê ngày xưa bứt trái tim mình làm ngọn lửa soi đường cho dân làng đi tìm miền đất hứa gợi tôi nhớ đến hình ảnh người thầy cầm ngọn lửa trong bài thơ "Điểm danh" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh.

Ngọn lửa thức
Return to top