ClockThứ Sáu, 07/08/2015 15:39

Một kiểu lãng phí

TTH - Bữa cơm đón khách trong mỗi gia đình thường được “tăng cường” hơn so với bữa cơm hằng ngày; “khách đến nhà, không gà thì vịt”, “nhịn miệng đãi khách”… đã trở thành nét đẹp, thể hiện lòng hiếu khách của người Việt. Tùy gia cảnh mà bữa cơm mời khách có mức độ “đậm nhạt” khác nhau nhưng đều ngầm bày tỏ sự chu đáo của gia chủ, thường thì nhiều hơn so với nhu cầu của thực khách. Vậy nên thừa là phổ biến; nhưng phải như thế gia chủ mới ưng ý; ngược lại, thấy vừa đủ hay thừa ít thức ăn thì áy náy vì sợ thiếu, sợ không chu đáo. Do đó, những tiệc vui nhiều khi kéo theo sự lãng phí không đáng có.

Dùng bia rượu tiếp khách lắm lúc cũng có sự lãng phí tương tự, do người trong cuộc uống, thậm chí ép uống “tới bến”. Với không ít người, hết mình với bia rượu mới sành điệu chịu chơi, trong khi chừng mực với men say đồng nghĩa với nửa vời, không... triệt để. Những bữa tiệc với bia rượu vô độ “lai láng” đem lại sảng khoái, vui tươi nhất thời nhưng để lại thiệt hại nhiều mặt, trong đó có thiệt hại… túi tiền.

Vì khách sáo, sĩ diện mà nhiều người đã lãng phí khi vào quán. Những bữa tiệc thừa mứa đồ ăn thức uống trong nhà hàng, quán nhậu không còn là hình ảnh hiếm gặp; thừa nhưng nhiều người sĩ diện nên ngần ngại, không dám mang về khi xong bữa. Đặc biệt, những bữa tiếp khách đối ngoại hay tiếp cấp trên, sự phung phí càng thể hiện rõ. Đối với nhiều người, dường như sự dư thừa trong các bữa tiệc không làm họ bận tâm; ngược lại, có như vậy mới thích, trong khi tiết kiệm hay chừng mực trong tiếp đãi nhau thì bị coi là keo kiệt. Nhiều người có thói quen thể hiện lịch sự khi vào quán bằng cách để lại một ít trong khẩu phần của mình... Lãng phí trong ăn uống, nhất là trong các tiệc vui đang dần trở nên bình thường, phổ biến.
Ngược lại với thói quen phải có “số dư” trong ăn uống của người Việt, người phương Tây rất tiết kiệm. Người viết từng chứng kiến, một khách Tây khi vào quán đã cầm lấy chiếc bánh thừa trong phần ăn của một thực khách để lại ở bàn bên cạnh và ăn ngon lành. Những du khách Tây cứ phải ăn hết món này mới gọi món khác hoặc chỉ rời quán sau khi những tô đĩa trên bàn đã hết nhẵn là hình ảnh thường gặp đây đó. Những hình ảnh rất bình thường ấy toát lên những phẩm chất đáng quý, đáng để suy ngẫm.
Nguyễn Trọng Hoạt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”

Ngày 21/4, tại tổ dân phố 4, Khối Dân vận phường Phường Đúc (TP. Huế) tổ chức khánh thành “Điểm xanh văn hóa”, trị giá hơn 50 triệu đồng.

Khánh thành “Điểm xanh văn hóa”
Return to top