ClockThứ Ba, 12/07/2016 06:10

Một nửa châu Âu lo ngại những nguy cơ từ làn sóng người tị nạn

TTH.VN - Khoảng một nửa số người dân châu Âu lo sợ sự xuất hiện của những người tị nạn sẽ làm tăng nguy cơ về các cuộc tấn công ở nước họ, kết quả một cuộc khảo sát vừa được công bố vào hôm qua (11/7) cho thấy, và rất nhiều người dân, nhất là ở phía đông, xem người tị nạn như là một gánh nặng cho nền kinh tế đất nước, Reuters đưa tin.

Người tị nạn nằm trước nhà ga xe lửa Keleti ở Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters

Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington tìm thấy chia sẻ của một số người dân châu Âu nói rằng "người tị nạn sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra khủng bố ở nước ta", khi có đến 46% người dân ở Pháp tin vào điều đó, 52% ở Anh, 61% ở Đức, 71% ở Ba Lan và 76% ở Hungary có cùng quan điểm.

Chính phủ các nước Hungary và Ba Lan đã dẫn đầu việc phản đối các nỗ lực của Liên minh châu Âu trong năm qua nhằm phân phối dòng người tị nạn cho toàn khối, chủ yếu đến từ Syria và Iraq.

Thủ tướng Angela Merkel, người đã chứng kiến việc chào đón khoảng một triệu người tị nạn vào Đức trong năm ngoái, ngày hôm qua nói rằng, các chiến binh Hồi giáo đã lợi dụng làn sóng người tị nạn để xâm nhập vào châu Âu. Một số những kẻ có liên quan đến nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS thực hiện các vụ tấn công ở Paris và Brussels được cho là đến từ Syria.

Khi được hỏi về việc liệu những người tị nạn có phải là một gánh nặng vì họ tranh mất một phần việc làm và lợi ích hay không, những người tham gia vào cuộc khảo sát được tiến hành ở 10 quốc gia đã đưa ra các câu trả lời khác nhau, với số người đồng ý với quan điểm trên thay đổi từ mức 31% ở Đức cho đến 82% ở Hungary. Ở Ý, 47% người dân cho rằng người tị nạn có liên quan đến tội phạm nhiều hơn so với các nhóm khác, cao hơn một chút so với ở Thụy Điển và Hungary. Tuy nhiên, chỉ có 13% người Tây Ban Nha có cùng quan điểm.

Các dữ liệu mà Pew theo dõi sẽ có thay đổi theo thời gian ở một số nước.

Tại Đức vào năm 2005, chỉ có 9% người dân nghĩ rằng những người nhập cư Hồi giáo muốn hòa nhập vào phong tục địa phương, nhưng hiện nay có đến 32% người dân có quan điểm này, trong khi tại Pháp, con số này là 43%, tăng từ mức 36% hồi năm 2005.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Dailymail)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Thông tin doanh nghiệp
Đầu tư định cư Châu Âu: Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay

Chương trình tư vấn Đầu tư định cư Châu Âu đang trở thành một trong những lựa chọn nhanh chóng để người nước ngoài có thể sở hữu đầy đủ quyền lợi như một công dân của nước định cư: tự do di chuyển trong 27 quốc gia thuộc Hiệp ước Schengen mà không cần đến visa, quyền lợi sống tại bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.

Đầu tư định cư Châu Âu Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu

Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng kêu gọi cảnh giác trước tình trạng gia tăng về các ca bệnh về đường hô hấp ở khu vực châu Âu.

Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu
Return to top