ClockChủ Nhật, 03/11/2019 07:24

Một thời kịch nói

TTH - Ai từng sống ở Huế những năm 80 của thế kỷ trước (từ 1976-1989), hẳn còn nhớ cảnh khán giả xếp từng hàng dài (thậm chí chen lấn nhau) để mua vé vào xem Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên biểu diễn ở nhà hát lớn (nay là Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh).

Đến Huế xem tuồngĐổi mới trưng bày cổ vật

Vở kịch Tứ tuần đại khánh do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế thực hiện

Ngày ấy, để kiếm được một tấm vé vào xem kịch nói, nhất là các vở mới còn tươi nguyên chất liệu hiện thực và mang hơi thở cuộc sống, có sức cuốn hút và lay động lòng người, như: Bão tố ngoài khơi, Chiều sông Hương, Tình yêu và tướng cướp, Tiếng hát… là điều không phải dễ. Đêm đêm ánh đèn sân khấu sáng rực ở nhà hát lớn, rạp Hưng Đạo. Đó là thời vàng son của kịch nói Bình Trị Thiên trong dòng chảy của kịch miền Trung đã được tác giả Văn Học đề cập đến trong cuốn “Thăng trầm kịch miền Trung” vừa mới được Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc.

Lý giải hiện tượng “thăng” của Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên giai đoạn này, tác giả cho rằng: Do hợp nhất ba tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) thành tỉnh Bình Trị Thiên đã tập trung sức mạnh về nguồn lực diễn viên với các tên tuổi tài năng được khán giả mến mộ, như: Kim Quý, Văn Thanh… Đồng thời, Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên luôn mở rộng cửa chào đón và hợp tác chặt chẽ với các tác giả kịch bản nổi tiếng, như: Đào Hồng Cẩm, Xuân Đức, Lê Bá Sinh, Ngọc Tranh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Quang Lập…, các đạo diễn có uy tín và tay nghề cao, như: Xuân Đàm, Đoàn Anh Thắng, Đức Đọc, Ngọc Bình… Nhờ vậy, “Đoàn đã dàn dựng được nhiều kịch bản có giá trị, và đã mang lại nhiều tiếng vang lớn cho Đoàn trên lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, đặng thỏa mãn những khát khao trong công chúng yêu kịch Huế”. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, cần phải nói thêm về sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành văn hóa, sự đam mê cống hiến hết mình của đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ, và cả sự “thiếu đói” món ăn tinh thần của công chúng lúc bấy giờ.

Vở kịch sử thi Huyền Trân công chúa do Nhà hát Ca kịch Huế thực hiện

Kịch nói Bình Trị Thiên đang trên đà thăng hoa, thì chững lại (nói chính xác là bị xóa phiên hiệu, do sự kiện tách tỉnh năm 1989). Theo tác giả, đó là mốc đánh dấu bước“ trầm” của kịch nói Bình Trị Thiên. “Trải qua 13 năm thăng trầm Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên Huế như một ngôi sao đang tỏa sáng - Bỗng vụt tắt. Một cuộc chia tay vội vàng, đột ngột gây nhiều luyến tiếc cho khán giả cả nước”. Nhận định này có phần đúng, nhưng chưa thỏa đáng. Cho dù không tách tỉnh, thì kịch nói Bình Trị Thiên cũng không kéo dài mãi sự thăng hoa với những ngày vàng son.

Vấn đề là ở thời gian, đến một lúc nào đó, kịch nói Bình Trị Thiên sẽ là “một nốt xao xuyến”. Từ góc nhìn văn hóa và lịch sử phát triển của các loại hình nghệ thuật ở miền Trung nói chung và Bình Trị Thiên nói riêng, kịch nói ra đời muộn hơn, yếu thế hơn so với các loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời và mang đậm bản sắc vùng miền. Yếu tố “phương ngữ” của vùng đất (qua nghiên cứu và kiểm chứng từ thực tiễn) xem ra không phù hợp lâu dài và không mang tính bền vững với loại hình kịch nói bởi giọng nói nặng âm sắc bản địa. Hay nói cách khác, kịch nói cho dù ở giai đoạn thăng hoa cũng chỉ là “sở đoản”. Cộng thêm sự tác động khắc nghiệt của cơ chế thị trường, sự phát triển của thời đại công nghệ số làm thay đổi thị hiếu người xem…

Ngay như Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế (có bề dày hơn 60 năm) là “đặc sản” của nghệ thuật xứ Huế cũng đang đứng trước thử thách của cơ chế thị trường với chủ trương sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật, vừa tinh gọn vừa phù hợp theo hướng từng bước tự chủ.

Đã có những tín hiệu vui từ Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế trong nỗ lực tìm kiếm cách thức để lưu giữ, và từng bước làm sống lại bóng dáng của kịch nói năm xưa trên mảnh đất Cố đô. Đó là việc hợp tác với VTV8 sản xuất và phát sóng các tiểu phẩm kịch ngắn.

Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế phải củng cố và nâng cao chất lượng nhân sự của câu lạc bộ kịch; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các cuộc thi sáng tác kịch bản ngắn (tiểu phẩm),“đặt hàng” cho các tác giả kịch bản chuyên nghiệp về các đề tài nóng và những vấn đề đang được xã hội quan tâm, tìm đối tác phù hợp để đỡ đầu cho hoạt động của câu lạc bộ kịch. Đến khi “đủ sức”, nên có địa điểm và chương trình hoạt động ổn định; từ việc phối hợp với VTV8, từng bước tích lũy, tiến tới phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên mục “Kịch Cố đô”, mới mang tính khả thi, lâu dài và bền vững.

Bài: LÊ VIẾT XUÂN - Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy
Return to top