ClockThứ Bảy, 27/02/2016 10:21

Một tỉnh sẽ có 2 cụm thi THPT quốc gia

Các Sở GD&ĐT có thể tổ chức cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng thi tại cụm thi ĐH trên địa bàn tỉnh hoặc tổ chức tại tỉnh 1 cụm thi tốt nghiệp.
Năm 2016, thí sinh sẽ đỡ vất vả hơn trong việc đi lại dự thi kỳ thi THPT quốc gia

Đó là một trong những nội dung văn bản mà Bộ GD&ĐT vừa đề nghị các Sở GD&ĐT và Cục Nhà trường căn cứ điều kiện thực tế báo cáo UBND tỉnh/thành phố, Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng) để quyết định phương án tổ chức cụm thi THPT quốc gia 2016 của đơn vị mình.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị tạo thuận lợi nhất cho việc dự thi của thí sinh và đảm bảo nghiêm túc, an toàn, tiết kiệm.

Đối với Cục Nhà trường có thể tổ chức cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng thi tại cụm thi tốt nghiệp, tại cụm thi ĐH trên địa bàn nơi thí sinh đóng quân hoặc tổ chức 1 cụm thi tốt nghiệp do Cục Nhà trường chủ trì.

Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị nghiên cứu, triển khai và gửi báo cáo phương án tổ chức cụm thi về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trước ngày 5/3/2016.

Trước đó, về cụm thi, theo nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016, cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do sở GDĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH, CĐ. Tùy tình hình cụ thể của địa phương, có thể chỉ tổ chức cụm thi ĐH cho cả 2 đối tượng thí sinh dự thi.

Cùng chung đề thi, chung thang điểm, chung quy chế thi, nhưng mỗi địa phương sẽ có 2 cụm thi khác nhau trong kỳ thi THPT quốc gia . Sự tồn tại này khiến nhiều người thắc mắc, nếu cách làm như nhau thì tại sao lại phải chia làm 2 loại cụm thi, tạo ra sự phân biệt đối tượng dự thi.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, mặc dù Sở GD-ĐT chủ trì cụm thi địa phương nhưng vẫn phải phối hợp với cụm thi đó trường ĐH tổ chức. Vì thế sẽ không có chuyện thi ở cụm thi địa phương dễ hơn thi ở cụm do trường ĐH chủ trì. Mô hình tổ chức cụm thi ở địa phương hay cụm do trường ĐH chủ trì đều giống nhau. Cả 2 loại cụm thi đều có sự phối hợp giữa các trường ĐH và sở GD-ĐT trong việc điều động cán bộ, giáo viên coi thi, chấm thi, tham gia các khâu trong việc tổ chức kỳ thi. “Vì thế, với cả 2 loại cụm thi, sự tin cậy, khách quan đều sẽ được quan tâm, đảm bảo” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cụm thi THPT Quốc gia 2016: Lợi có bất cập hại?

Việc cải tiến tổ chức 120 cụm thi trên 63 tỉnh thành cả nước là một trong những điểm đổi mới quan trọng của kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như giảm bớt lo lắng về di chuyển, coi thi thuận lợi, chấm thi nhanh hơn…cũng có không ít những băn khoăn về chất lượng của cụm thi liệu có được đảm bảo?

Cụm thi THPT Quốc gia 2016 Lợi có bất cập hại
Return to top