ClockThứ Ba, 01/09/2015 15:06

Một “vệt sao băng” trong “cái chớp mắt của lịch sử”

TTH - Trường Thanh niên tiền tuyến Huế như một vệt sáng lóe lên trong “cái chớp mắt của lịch sử”, theo cách nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thời khắc lịch sử huy hoàng của dân tộc - tháng Tám 1945. Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn, tư tưởng và hành động của những thanh niên từ yêu nước đến giác ngộ cách mạng đã được tổ chức một cách khéo léo giữa những diễn biến khá phức tạp và nhanh chóng ở Huế.

Gs. Tạ Quang Bửu. Ảnh: Internet

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm toàn bộ Đông Dương. Tuy vậy, nhìn trên toàn cục, phát-xít Nhật đang ở trong thế thất bại không thể tránh khỏi. Phong trào Kháng Nhật cứu nước giành độc lập dâng lên mạnh mẽ trong cả nước.

Trong những nỗ lực kiểm soát Đông Dương, Nhật bày trò “trao trả độc lập”, dựng lên Chính phủ Trần Trọng Kim (4/1945) với những âm mưu. Tuy vậy, những toan tính đó không đạt kết quả. Nhiều người trong nội các Trần Trọng Kim là những trí thức có uy tín với Nhân dân. Họ là những nhà giáo, luật gia, nhà báo… đã có những hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước. Đó là giáo sư Hoàng Xuân Hãn (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Mỹ thuật), luật sư Trịnh Đình Thảo (Bộ trưởng Bộ Tư pháp), luật sư Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Thanh niên)…

Trường Thanh niên tiền tuyến Huế ra đời trong một cách tương kế tựu kế của các trí thức có tinh thần dân tộc, lợi dụng tình thế để nắm lấy lực lượng thanh niên, đưa họ vào một tổ chức và hướng dẫn họ hoạt động có lợi cho đất nước, không để Nhật lợi dụng. Hai nhà trí thức Phan Anh và Tạ Quang Bửu đã khôn khéo tạo cho trường vỏ bọc thuộc Bộ Thanh niên và “bảo đảm cho học viên tự chọn con đường riêng của mình”. Thực chất, hai ông muốn tập hợp những thanh niên, sinh viên có trình độ và huấn luyện họ thành những cán bộ chỉ huy quân sự để phụng sự Tổ quốc - Tổ quốc hiểu theo nghĩa cao quý, thiêng liêng nhất. Hiệu trưởng của trường, ông Phan Tử Lăng, Chỉ huy trưởng Bảo an binh Trung kỳ, thủ khoa một khóa huấn luyện quân sự của Pháp, nhưng cũng là người có tinh thần yêu nước và có cảm tình với phong trào cứu nước của Việt Minh từ lâu. Bốn mươi ba học viên của trường là những thanh niên, học sinh có chung một bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, hăng hái muốn hành động, muốn làm những việc ích nước lợi dân trong bối cảnh sôi động của đất nước trước bước ngoặc lịch sử vĩ đại mà họ cũng cảm nhận được sắp diễn ra.

Ngay trong tuần đầu sau ngày khai giảng 2/7/1945, Ban chấp hành Việt Minh của trường được thành lập gồm Nguyễn Thế Lâm, Lê Khánh Khang, Võ Quang Hồ, Đặng Văn Việt, Cao Pha và Phan Hàm. Chương trình đào tạo của trường gồm cả tác chiến cá nhân cho đến chỉ huy trung đội chiến đấu. Từng người luân phiên làm trực ban tiểu đội và trực nhật trung đội hàng ngày. Học viên của trường được tổ chức lên núi Ngự Bình, Nam Giao học quân sự, học cưỡi ngựa ở Sở Canh nông, học bơi, học về vũ khí và cả các nghề cơ khí. Nhân dân thành Huế dần quen với trung đội thanh niên hàng ngũ chỉnh tề, qua cầu Trường Tiền đi dã ngoại tập quân sự, vừa đi vừa hát vang những bài hành khúc “Tiếng gọi sinh viên”, “Lên đàng”…

Tổ chức Việt Minh của trường hoạt động tích cực nên đã ảnh hưởng nhanh chóng đến toàn trường. Từ tháng 7/1945, Trường Thanh niên tiền tuyến Huế đã được “Việt Minh hóa”. Phong trào càng dâng cao, Việt Minh Thừa Thiên Huế càng tin cậy lực lượng thanh niên tiền tuyến bên cạnh khối lực lượng đông đảo của cách mạng. Vũ khí được giao hẳn cho các học viên để đề phòng những tình huống bất trắc với quân Nhật. Nhóm Việt Minh Trường Thanh niên tiền tuyến Huế được mở rộng và sôi nổi hoạt động. Cuối tháng 7/1945, nhóm Việt Minh của trường nhập với Việt Minh tỉnh và sau đó Ban chấp hành Việt Minh Thừa Thiên Huế được thành lập do đồng chí Hoàng Anh là Bí thư, thống nhất hành động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. Trước ngày giành chính quyền, Việt Minh Thừa Thiên Huế đã phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn, thu hút được cả Việt binh đoàn (là lực lượng vũ trang của Trần Trọng Kim và Bảo Đại) ngả về phía cách mạng.

Trong những ngày Huế sôi nổi khởi nghĩa, các đội viên Thanh niên tiền tuyến được giao thực hiện những công việc đặc biệt: Treo cờ đỏ sao vàng trên Kỳ đài trước Ngọ Môn ngày 21/8/1945, bảo vệ cuộc mit tinh giành chính quyền ngày 23/8/1945, bảo vệ buổi lễ tiếp nhận ấn kiếm của Bảo Đại ngày 30/8/1945, hộ tống cố vấn Vĩnh Thuỵ từ Huế ra Hà Nội, vây bắt những toán quân Pháp đổ bộ vào Huế sau Ngày độc lập v.v.

Sau ngày giành chính quyền, lực lượng vũ trang cách mạng Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng phát triển thành 25 trung đội Giải phóng quân Thuận Hóa, thống nhất hành động dưới sự chỉ huy của Uỷ ban quân sự tỉnh, 10 trung đội trong số này do các cựu học viên Thanh niên tiền tuyến làm trung đội trưởng.

Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, các học viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế tỏa đi chiến đấu trên các mặt trận. Được tôi luyện trong khói lửa đấu tranh, nhiều người trở thành những cán bộ chỉ huy xuất sắc. Từ Trường Thanh niên tiền tuyến Huế, cách mạng đã có hai Bộ trưởng quốc phòng, tám vị tướng, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý... Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận Trường Thanh niên tiền tuyến Huế như một “hiện tượng” độc đáo. Đó là sản phẩm của lòng yêu nước Việt Nam được ánh sáng cách mạng dẫn đường.

TS.Ngô Vương Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026).

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt".

Ngày 29 3 1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Return to top