ClockChủ Nhật, 04/01/2015 07:45

Một việc làm, nhiều mục tiêu

TTH - Từ khi bộ giao thông vận tại công bố mở các tuyến vận tải ven biển (vận tải pha sông biển), lượt tàu thuyền và hàng hóa đến khu vực cảng biển Thừa Thiên Huế ngày càng tăng. Từ đầu năm đến nay, có 852 lượt tàu, với hơn 2,7 triệu tấn; hành khách hơn 58 ngàn lượt người; trong đó, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB giải thích rõ thuật ngữ đến khu vực các cảng biển Thừa Thiên Huế là 27 lượt phương tiện.

Bốc xếp hàng lên tàu để vận chuyển bằng đường thủy vào các tỉnh phía Nam

Giá cước vận tải thấp

Cảng Thuận An, một ngày cuối năm. Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng vẫn có nhiều xe chở hàng đến cảng bốc xếp hàng lên tàu sẵn sàng xuất bến. “Từ ngày Bộ Giao thông Vận tải mở tuyến giao thông đường thủy từ Hải Phòng đến Kiên Giang đã tạo nhiều thuận lợi cho chúng tôi trong việc vận chuyển hàng hóa. Mặc dù, vận chuyển bằng đường thủy có chậm hơn so với đường bộ, song giá vận chuyển chỉ bằng khoảng 1/5 so với vận chuyển đường bộ. “Ông Nguyễn Đức Lanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Thái Hà chia sẻ.

Tàu hàng hải cập cảng Chân Mây

Sau khi tuyến vận tải ven biển ra đời, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vận tải ven biển do giá cước rẻ. Theo báo cáo của các doanh nghiệp vận tải tuyến biển gửi về Cục Hàng hải Việt Nam, cước vận tải đường bộ từ Hải Phòng đi Thanh Hóa cho một container khoảng 10-12 triệu đồng; đi Nghệ An-Hà Tĩnh khoảng 18-20 triệu đồng. Trong khi vận tải bằng đường thủy từ Hải Phòng đi Thanh Hóa chỉ 2,4 triệu đồng, đi Nghệ An-Hà Tĩnh khoảng 3 triệu đồng. Về thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đi Thanh Hóa bằng đường bộ khoảng 6 giờ, trong khi đường thủy khoảng 10 giờ.

Xác định vận tải là yếu tố hết sức quan trọng, vì thế việc hình thành tuyến vận tải ven biển là việc làm rất cần thiết, nhằm san sẻ cho giao thông đường bộ, qua đó giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn giao thông, giảm xe chở quá tải trọng trên các tuyến đường, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giảm giá cước vận tải.

Tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận có bờ biển dài 858km với 37 cửa sông lớn nhỏ đi qua hầu hết các tỉnh Trung bộ; tuyến vận tải biển từ Kiên Giang đến Bình Thuận là tuyến vận tải ven biển đi qua hầu hết các tỉnh, thành Đông Tây Nam bộ có chiều dài trên 700km. Cả hai tuyến trên rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào lưu thông sâu vào đất liền vận chuyển hàng hóa 2 chiều với khối lượng lớn để phục vụ cho các nhà máy, khu công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Hiện tại trên phạm vi cả nước có 45 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài hơn 6.650km (miền Bắc 17 tuyến, miền Nam 18 tuyến và miền Trung 10 tuyến). Đây là những tuyến vận tải huyết mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp lớn của khu vực và cả nước.

giảm áp lực cho đường bộ

Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, lâu nay chúng ta đầu tư cho đường bộ quá nhiều mà ít quan tâm đến các lĩnh vực vận tải khác. Vận tải thủy nội địa vừa có lợi thế về địa lý, đầu tư ít, giá cước rẻ thì không có lý gì không phát triển. Cái vướng chính là ở nhận thức không chỉ của người dân, doanh nghiệp mà cả lãnh đạo các địa phương và cơ quan quản lý.

Hiện, thị phần vận tải đường biển chiếm 17% trong khi đó nhu cầu hơn 90% tàu (tàu chạy sông) chuyển sang biển có tải trọng từ 2 đến 5 nghìn tấn. Tại khu vực Đà Nẵng các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa như xăng dầu, clinker, phân bón, gỗ, sắt thép... khối lượng hơn 400.000 tấn/năm. Các mặt hàng nói trên chủ yếu vận chuyển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa vào Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và chiều ngược lại. Trước đây, các mặt hàng này được vận tải bằng đường bộ, dẫn đến xe quá khổ, quá tải lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1A gây mất an toàn giao thông, đường nhanh hư hỏng, kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp.

Để nâng cao an toàn hơn nữa cho các hoạt động trên tuyến ven biển, ông Trần Đức Lanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Thái Hà (hiện có 10 tàu đang hoạt động trên các tuyến ven biển) kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn phổ biến về thủ tục tàu thuyền ra vào bến cảng biển, quy định về an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển, đào tạo thuyền viên... cho các doanh nghiệp tham gia các tuyến vận tải này.         

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đánh giá cao việc hình thành tuyến vận tải ven biển có ý nghĩa hết sức quan trọng, là giải pháp cấp thiết để giảm áp lực cho tuyến đường bộ đang ngày càng quá tải; đặc biệt là giảm được các loại xe siêu trường, siêu trọng; nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương ven biển. Với sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Bộ Giao thông Vận tải, sự nỗ lực, quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc đầu tư, cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Hy vọng, thời gian tới, phương thức vận tải ven biển sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo bước đột phá, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho nhiều địa phương.     

Theo định hướng trên, giao thông đường thủy nội địa sẽ được phát triển một cách đồng bộ về luồng tuyến, cảng, thiết bị bốc xếp nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn. Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gắn kết với mạng lưới giao thông khác tạo thành hệ thống liên hoàn, thông suốt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.  

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top